TỰA ĐỀ
Khi mang xuất bản riêng rẽ hai tập tiểu luận của Arthur Schopenhauer
nhan đề là Siêu hình Ttình Yêu và Siêu hình Sự Chết, vốn dĩ là hai chương
của tập bổ túc cho cuốn Thế Gian như thể Ý chí và Biểu tượng, người ta hầu
như đi ngược lại Ý định của tác giả, vì ông đã từng nhắn nhủ cho ta biết
rằng muốn hiểu ông, ta cần phải đọc hết cả những gì ông từng viết. Ông
nói: “Nói chung ra, những ai muốn là quen với triết thuyết của tôi cần phải
đọc hết dòng cuối. Tôi mong mỏi thế. Vì tôi không phải là nhà văn ba xu,
một kẻ soạn sách giáo khoa, một kẻ viết mướn...”. Tuy nhiên, lời đòi hỏi
này, vốn dĩ cũng là lời đòi hỏi của tất cả các triết gia, thật ra đối với trường
hợp của Schopenhauer cũng có phần bớt cần thiết. Thật vậy, như ông không
ngớt nhắc nhở, công trình của ông vốn là sự phát huy của một tư tưởng duy
nhất mà tất cả các thành phần đều liên hệ vô cùng mật thiết với nhau, và tư
tưởng này tiềm tàng khắp trong các tác phẩm của ông nên cũng dễ nhận
diện. Nó là chiếc chìa khoá thần, mỗi lần lại cung cấp giải pháp cho những
vấn đề hết sức biến thiên, và coi các vấn đề này như thể những chú giải mới
mẻ. Do đó, không như một triết thuyết diễn dịch, ở đây ta có thể tách từng
mảnh ra ở chủ thuyết mà không sợ gây thiệt hại gì đáng trách. Vì tư tưởng
không diễn giải thành một chuỗi kết luận liên tiếp là sự hiện diện hằng hữu
của một trực giác nội tại, nên bất cứ lúc nào ta cũng có thể liên kết ngay
được “cái ý kiến lúc bấy giờ” với các tư tưởng duy nhất lúc nào cũng ngầm
đi sát bên nó.
*
* *
Bởi chưng duy nhất, nên cái tư tưởng ấy cũng là một tư tưởng giản dị,
vì như ông nói: “Không có một triết hệ nào lại giản dị bằng, và được xây
dựng với ít yếu tố, như triết hệ của tôi, nên vừa thoạt nghe là người ta bao
quát và lĩnh hội được ngay” chính vì thế mà ta có thể diễn đạt nó trong một
vài trang.
Ý chí là gốc của sự vật. Không những tự do, nó còn vạn năng. Cái gì
xuất ở nó, chẳng phải chỉ là những hành động của nó, mà là cái thế gian