SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 100

Mang là phần bề mặt cơ thể được gấp nếp và treo lơ lửng trong nước. Đối

với một số động vật không xương sống như sao biển, mang của chúng có cấu
tạo đơn giản và được phân bố gần như trên khắp cơ thể. Nhiều loài giun đốt có
mang giống hình củ nhô ra từ mỗi đốt của cơ thể hoặc một đám lông dài, hình
lông vũ ở phần đầu hoặc đuôi. Mang của các loài nhuyễn thể, giáp xác cũng
như các động vật khác thường có ở vị trí nhất định của cơ thể. Tổng diện tích
bề mặt hô hấp của mang thường lớn hơn diện tích bề mặt cơ thể của chúng.

Nước là môi trường hô hấp vừa thuận lợi vừa bất lợi. Bề mặt hô hấp luôn

luôn được giữ ẩm, tuy nhiên, nồng độ O2 trong nước thấp, nước có muối và
nóng hơn nên lượng O2 hòa tan ít hơn (Nước trong môi trường nước mặn hay
nước ngọt đều chỉ chứa khoảng 4 - 8ml O2 hòa tan). Do đó, mang phải có
nhiều thích nghi để thu nhận đủ O2 cần thiết. Một trong những quá trình giúp
mang thu nhận nhiều O2 là sự thông khí, làm tăng cường dòng nước trên bề
mặt hô hấp. Nếu không có sự thông khí, ở quanh mang có thể xuất hiện vùng
có nồng độ O2 thấp và nồng độ CO2 cao, làm giảm hiệu suất trao đổi khí của
mang. Tôm có phần phụ giống mái chèo có tác dụng tạo nên dòng nưóc chảy
qua mang. Mang cá được thông khí bởi dòng nước đi vào từ miệng, qua khe hở
ở thanh quản, chảy qua mang, và ra khỏi cơ thể. Do nước là môi trường đặc
hơn so với không khí và có chứa ít O2, cho nên đa số cá phải tiêu phí nhiều
năng lượng để thông khí ở mang.

Sự phân bố mao mạch trong mang cá làm tăng cường sự trao đổi khí và giảm

tiêu phí năng lượng cho sự thông khí. Dòng máu trong mao mạch đi theo
hướng ngược với dòng nước qua mang, cũng làm tăng hiệu suất trao đổi khí.

Mang không thích hợp đối với động vật ở cạn. Bề mặt hô hấp rộng và ẩm

khi tiếp xúc với không khí ở trên cạn, sẽ bị mất nước do bốc hơi, mang sẽ xẹp
thành sợi mảnh và nếu không được giữ trong nước lâu dài thì chúng sẽ dính lại
với nhau không thể trao đổi khí được. Vì vậy đa số động vật ở cạn che dấu bề
mặt hô hấp của chúng vào trong cơ thể và chỉ mở ra không khí qua các ống
hẹp.

2.2.3. Trao đổi khí ở động vật ở cạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.