SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 99

giun dẹt. Đối với đa số động vật, bề mặt cơ thể không tiếp xúc với môi trường
hô hấp thì bề mặt hô hấp là lớp biểu mô ẩm, mỏng lót cơ quan hô hấp ngăn
cách môi trường hô hấp với máu của hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển
khí cho cơ thể (hình 2.8).

Hình 2.8. Sự trao đổi và vận chuyển khí trong quá trình sản sinh năng lượng

sinh học

Một số động vật sử dụng bề mặt da của chúng như là cơ quan hô hấp. Ví dụ,

giun đất có da ẩm và sự trao đổi khí xảy ra nhờ hiện tượng khuếch tán qua bề
mặt da. Ngay dưới bề mặt da của giun đất có mạng lưới mao mạch dày đặc.
Bởi vì bề mặt hô hấp luôn được giữ ẩm cho nên giun đất cũng như một số động
vật khác thở bằng da (lưỡng cư) có thể sống được trong nước và những nơi ẩm
ướt.

Những động vật thở bằng da ẩm thường có kích thước nhỏ và cơ thể chúng

thường dài hoặc dẹp để tăng bề mặt hô hấp so với khối lượng cơ thể. Đối với
đa số động vật có cơ quan hô hấp, thì bề mặt hô hấp thường có cấu tạo gấp nếp
và phân nhánh để tăng bề mặt trao đổi khí. Ba dạng cơ quan hô hấp thường gặp
ở đa số động vật là mang (động vật ở nước), ống khíphổi (động vật ở cạn).

2.2.2. Trao đổi khí ở động vật ở nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.