Thức ăn sau khi đã được nhai kỹ với lượng nước bọt tiết ra sẽ được nuốt vào
dạ dày cùng với một lượng lớn vi sinh vật qua dạ tổ ong đến dạ lá sách để hấp
thụ bớt nước và sau đó chuyển sang dạ múi khế. Tại đây, thức ăn cùng với vi
sinh vật chịu tác động của HCl và các enzym trong dịch vị. Chính vi sinh vật là
nguồn cung cấp phần lớn protein cho nhu cầu của cơ thể vật chủ.
Như vậy, quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng
quá trình biến đổi cơ học, biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa
học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các động vật khác.
- Đối với các động vật có dạ dày đơn như ngựa, thỏ,... quá trình biến đổi nhờ
vi sinh vật không xảy ra trong dạ dày mà xảy ra trong ruột tịt (manh tràng) sau
khi thức ăn đã được tiêu hóa một phần ở dạ dày và ruột. Đối với nhóm động
vật này, ruột tịt rất phát triển và được coi như dạ dày thứ hai, chứa một lượng
lớn vi sinh vật. Chính tại đây, sự biến đổi sinh học đối với xenluloz được thực
hiện nhờ vi sinh vật.
- Đối với chim ăn hạt và gia cầm:
Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề). Dạ dày
tuyến tiết dịch tiêu hóa. Lớp cơ khỏe và chắc của dạ dày cơ nghiền nát các hạt
và thấm dịch tiêu hóa do dạ dày tuyến tiết ra, được biến đổi một phần; sau đó
chuyển xuống ruột. Tại ruột, thức ăn tiếp tục biến đổi nhờ các enzym có trong
dịch tiêu hóa do các tuyến gan, tuyến tụy và tuyến ruột tiết ra.
c) Sự hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa
Quá trình tiêu hóa diễn ra trong các cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn cỏ có thể
khác nhau về chi tiết, song sản phẩm cuối cùng đều là các chất hữu cơ đơn giản
có thể hấp thụ qua màng ruột, sau đó được vận chuyển đến các tế bào, bảo đảm
mọi hoạt động sống và phát triển của cơ thể giống như ở các động vật khác.
2.2. HÔ HẤP VÀ TRAO ĐỔl KHÍ Ở ĐỘNG VẬT
2.2.1. Hô hấp tế bào và trao đổi khí
a) Hô hấp tế bào
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng tích trong chất hữu cơ
thành năng lượng tích trong phần tử ATP là dạng năng lượng cung cấp cho tất