SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 95

- Đối với động vật nhai lại có dạ dày phức tạp như trâu, bò, hươu, nai, cừu,...

lúc ăn chúng chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay, tranh thủ lấy được nhiều thức ăn,
sau đó mới “ợ lên” nhai kỹ lại lúc nghỉ ngơi ở một chốn an toàn.

- Đối với động vật dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ,

chuột), chúng nhai kỹ hơn động vật nhai lại.

- Đối với các loài chim ăn hạt, không có răng mà có mỏ dùng để mổ hạt và

nuốt ngay, ních thức ăn đầy diều để tiêu hóa dần. Trong diều không có dịch
tiêu hóa mà có dịch nhầy để làm trơn và mềm thức ăn giúp cho sự tiêu hóa dễ
dàng hơn ở phần sau của ống tiêu hóa.

b) Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học

Thức ăn chỉ được lưu lại một thời gian ngắn trong miệng rồi được chuyển

xuống dạ dày, ruột. Tại đây, thức ăn được biến đổi cả về mặt cơ học, hóa học
và đặc biệt còn chịu sự biến đổi sinh học.

- Đối với động vật nhai lại:

Dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 4 ngăn là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá

sách và dạ múi khế (dạ dày chính thức) (hình 2.7).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.