SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 112

Hình 2.10. Sơ đồ hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống

I. Hệ tuần hoàn ở cá; II. Hệ tuần hoàn ở lưỡng cư; III. Hệ tuần hoàn ở bò sát;

IV. Hệ tuần hoàn ở chim và thú; 1. Động mạch; 2. Tĩnh mạch; 3. Lưới mao

mạch nội quan; 4. Lưới mao mạch phổi (mang và da); A. Tâm nhĩ; V. Tâm

thất.

2.3.2. Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn

a) Hoạt động của tim

- Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”:

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp,

nhưng khi kích thích cường độ ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng co tối đa và nếu
kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm tim co mạnh hơn nữa.

- Cơ tim có khả năng hoạt động tự động:

Tim động vật, kể cả tim người, được cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng co

bóp nhịp nhàng, nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy với một nhiệt độ
thích hợp. Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có các tập
hợp sợi đặc biệt (do biến đổi của cơ tim) gọi là hệ dẫn truyền tim gồm: nút
xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp xung được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ
thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôc-kin phân bố trong thành hai tâm
thất, làm các tâm nhĩ, tâm thất co (hình 2.11).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.