nhiều (120 - 140 nhịp/phút). Trẻ càng lớn nhịp tim càng giảm, ở đa số động
vật, nhìn chung số nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Nhịp tim ở một số động vật
b) Hoạt động của hệ mạch
Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua các mao
mạch. Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể tuân theo các quy
luật vật lý liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận
tốc máu, sức cản của mạch, v.v...
- Huyết áp:
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co bóp của cơ tim. Tim co
tạo ra một áp lực để tống máu vào các động mạch, đồng thời cũng tạo ra huyết
áp động mạch. Người ta phân biệt huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết
áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn.
Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp: tim đập chậm, yếu làm huyết áp
hạ.
Càng xa tim, huyết áp càng giảm. Ở người bình thường huyết áp ở động
mạch chủ là 120 - 140mmHg, ở động mạch lớn là 110 - 125mmHg, ở động
mạch bé giảm dần. Huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa
các phần tử máu với nhau khi vận chuyển.
Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp
cao. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg thì đó là chứng huyết