Tốc độ của dòng máu giảm đáng kể trong tiểu động mạch và máu chảy chậm
nhất trong mao mạch do tăng tổng tiết diện của mạch máu. Áp suất của dòng
máu (áp lực chính đẩy máu từ tim đến hệ thống mao mạch) cao nhất ở động
mạch.
Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch,
đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể vì động mạch
có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng tiết diện rất lớn của các mao mạch.
Chẳng hạn ở người, tiết diện của động mạch chủ là 5 - 6cm2, tốc độ máu ở đây
là 500 - 600mm/giây, trong khi tổng tiết diện của mao mạch lên tới 6200cm2
nên tốc độ máu giảm chỉ còn 0,5mm/giây.
2.3.3. Điều hòa hoạt động tim mạch
a) Điều hòa hoạt động tim
Ngoài hệ dẫn truyền tự động của tim nằm ngay trên tim, tim còn chịu sự
điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh
tương ứng. Dây giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và
yếu).
b) Sự điều hòa hoạt động hệ mạch
Tùy theo nhu cầu trao đổi chất từng lúc và ở từng nơi mà sự phân phối máu
có những thay đổi: Co thắt mạch ở những nơi cần ít máu và giãn nở mạch ở
những bộ phận cần nhiều máu. Sự điều hòa hoạt động của các mạch như trên là
có sự tham gia của các nhánh thần kinh sinh dưỡng: nhánh giao cảm gây co
mạch, nhánh đối giao cảm lại làm giãn mạch.
c) Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch
Nhờ các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học (áp thụ
quan và hóa thụ quan) nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ
(xoang cảnh) theo các sợi hướng tầm về trung khu vận mạch trong hành tủy, từ
đó sự điều hòa hoạt động tim mạch để điều chỉnh áp suất, vận tốc máu cho phù
hợp với yêu cầu của các cơ quan trong cơ thể.
Chẳng hạn khi huyết áp giảm, hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng,
tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại làm áp lực máu tăng và máu chảy