dịch mô cũng như là dịch bạch huyết. Tại đó, chúng bắt đầu đấu tranh chống
lại các tác nhân gây bệnh. Bình thường trong 1ml máu người chứa khoảng 5-10
nghìn bạch cầu, nhưng khi bảo vệ cơ thể, số lượng của chúng tăng lên tạm thời.
+ Tiểu cầu:
Nhân tố tế bào thứ ba trong máu là tiểu cầu (platelet). Đó là những mảnh tế
bào có đường kính khoảng 2 - 3µm. Chúng không chứa nhân và là những
mảnh tách ra từ các tế bào lớn được sinh ra trong tủy xương. Tiểu cầu đi vào
máu và thực hiện chức năng đông máu.
Đông máu. Khi bị thương, cơ chế đông máu chống được sự mất máu. Sự
đông máu được khởi đầu bằng sự giải phóng các nhân tố đông máu từ tiểu cầu
và tiến triển thành chuỗi phản ứng có tác động chuyển dạng fibrinogen thành
fibrin. Người ta đã phát hiện được 12 nhân tố có vai trò trong quá trình đông
máu. Đột biến di truyền gây ảnh hưởng lên sự đông máu và gây nên bệnh ưa
chảy máu, là bệnh khi bị thương máu không đông. Trong dòng máu, bình
thường máu không đông là nhờ có nhân tố chống đông máu. Tuy nhiên, nhiều
khi các tiểu cầu bị đóng cục và fibrin đông lại trong mạch máu và ngăn cản
dòng máu chảy. Sự đông máu như vậy gọi là nghẽn mạch (thrombus). Dạng
máu đông nguy hiểm như vậy thường gặp nhiều hơn ở những người bị bệnh
tim mạch.
b) Tế bào gốc và sự thay thế các tế bào máu
Các yếu tố tế bào của máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) luôn bị mất đi và
được thay thế thường xuyên. Ví dụ, hồng cầu chỉ tồn tại trong dòng máu từ 3 -
4 tháng và sau đó bị phá hủy do bị thực bào trong gan và lách. Các enzym sẽ
phân hủy các đại phân tử của các tế bào máu già cỗi thành các đơn phân, và
các đơn phân này cùng các đơn phân tử các chất dinh dưỡng lại được dùng để
tổng hợp các đại phân tử mới (ví dụ như các axit amin). Phần lởn các nguyên
tử sắt từ hemoglobin bị phân hủy sẽ được dùng để xây dựng các phân tử
hemoglobin mới.
Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có cùng nguồn gốc từ chủng quần tế bào đa
tiềm năng được gọi là tế bào gốc có trong tủy xương, đặc biệt là xương sườn,
xương sống, xương ức và xương chậu. Tế bào gốc đa tiềm năng là những tế