vận hội mùa đông diễn ra tại thành phố Salt Lake ở Mỹ. Công nghệ tế bào gốc
đã tách chiết các tế bào gốc đa năng từ tủy xương và nuôi cấy chúng trong
phòng thí nghiệm, và các tế bào này đã được sử dụng để điều trị một số bệnh ở
người, ví dụ ung thư máu.
2.4. NỘI CÂN BẰNG VÀ BÀI TIẾT
2.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của nội cân bằng
Các hệ thống sống dù ở mức độ nào chỉ tồn tại và phát triển khi môi trường
bên trong luôn duy trì được sự cân bằng và ổn định, gọi tắt là nội cân bằng. Sự
cân bằng và ổn định đó bao hàm sự cân bằng khối lượng nước, cân bằng về
nồng độ các chất như glucoz, các ion, các axit amin, các chất béo, các muối
khoáng, v.v... để duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp và độ pH của môi trường
bên trong (nội môi) được ổn định, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được
chức năng của các tế bào của cơ thể.
2.4.2. Điều hòa áp suất thẩm thấu
Cơ thể động vật luôn phải điều hòa nhiệt, điều hòa thành phần các chất dịch
của cơ thể. Sự điều hòa chất dịch trong cơ thể phụ thuộc vào sự cân bằng giữa
sự thu nhận sự bài xuất nước và các chất hòa tan. Sự điều hòa áp suất thẩm
thấu phụ thuộc vào cơ chế kiểm tra sự vận chuyển của các chất hòa tan giữa
dịch nội môi với môi trường ngoài, đồng thời với sự điều hòa lượng nước thẩm
thấu kèm với các chất hòa tan. Cơ thể động vật cũng cần bài xuất các sản phẩm
dư thừa độc hại của quá trình trao đổi chất.
a) Sự thẩm thấu
Tất cả các động vật đều phải thực hiện điều hòa thẩm thấu: theo thời gian
lượng nước thu nhận vào và bài xuất phải được điều hòa cân bằng. Nếu lượng
nước vào quá nhiều, tế bào sẽ bị trương phồng và vỡ ra. Ngược lại, nếu thiếu
nước, tế bào sẽ bị teo lại và chết. Nước được vận chuyển vào tế bào và thoát ra
khỏi tế bào nhờ hiện tượng thẩm thấu. Tùy thuộc vào áp suất thẩm thấu của
dung dịch trong đó tế bào sống, người ta phân biệt:
- Dung dịch đẳng trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu cân bằng áp suất
thẩm thấu của tế bào. Lượng nước đi vào và ra khỏi tế bào cân bằng nên tế bào