không thay đổi trạng thái.
- Dung dịch ưu trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất
thẩm thấu của tế bào. Nước sẽ từ tế bào thoát ra dung dịch, khiến tế bào teo lại
vì mất nước.
- Dung dịch nhược trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu bé hơn áp suất
thẩm thấu của tế bào. Nước sẽ từ dung dịch đi vào tế bào làm cho tế bào trương
phồng và có thể vỡ ra.
b) Điều hòa thẩm thấu ở động vật
Tùy theo khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, người ta phân biệt động vật
thành 2 dạng sau đây:
- Động vật thích nghi thẩm thấu là những động vật mà cơ thể của chúng
không thể điều hòa được áp suất thẩm thấu nội môi, bởi vì áp suất thẩm thấu
nội môi của chúng giống như áp suất thẩm thấu của môi trường. Vì vậy, nước
đi vào và ra khỏi cơ thể chúng cân bằng. Những động vật này thường sống
trong môi trường nước có thành phần hóa học ổn định, do đó áp suất nội môi
của cơ thể chúng rất ổn định.
- Động vật điều hòa thẩm thấu là những động vật luôn phải điều chỉnh áp
suất thẩm thấu nội môi trong cơ thể, vì chất dịch cơ thể của chúng không đẳng
trương với chất dịch của môi trường. Như vậy, động vật điều hòa thẩm thấu
cần phải thải bớt lượng nước thừa nếu chúng sống trong môi trường nhược
trương, hoặc phải thu nhận thêm nước nếu chúng sống trong môi trường ưu
trương.
Động vật điều hòa áp suất thẩm thấu có thể sống trong môi trường mà động
vật thích nghi thẩm thấu không thể tồn tại được, chẳng hạn như môi trường
nước ngọt và môi trường trên cạn. Khả năng điều hòa thẩm thấu giúp cho các
động vật ở biển duy trì áp suất thẩm thấu nội môi tuy áp suất này chênh lệch
với áp suất thẩm thấu của nước biển. Để điều hòa áp suất thẩm thấu nội môi thì
cơ thể cần tiêu phí nhiều năng lượng. Ví dụ, đối với loài tôm biển và những
loài giáp xác nhỏ sống trong vùng có độ muối cao phải tiêu phí tới 30% năng
lượng chuyển hóa cho sự điều hòa áp suất thẩm thấu nội môi. Tuy nhiên đa số
động vật thích nghi thẩm thấu cũng như động vật điều hòa thẩm thấu không