II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU
VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ
ĐỘNG VẬT
Thực vật và động vật phải chịu những thách thức như nhau:
- Phải thu nhận chất dinh dưỡng.
- Phải trao đổi khí O2 và CO2.
- Phải duy trì cân bằng nước và muối.
- Phải chuyên chở các chất đến và đi khỏi các mô.
- Phải chịu đựng lực cơ học.
- Phải sinh trưởng, sinh sản và phát triển.
- Cơ thể được phân hóa thành cơ quan, mô và tế bào có cấu tạo và chức
năng khác nhau do đó phải có sự tự điều hòa trong nội bộ cũng như điều
hòa thích ứng với môi trường.
Để giải quyết những thách thức trên đây, thực vật và động vật có những
phương thức cấu tạo và hoạt động sống giống nhau và khác nhau như sau:
1. Về cấu trúc cơ thể
- Cơ thể thực vật cũng như động vật đều là cơ thể đa bào nhân chuẩn gồm
rất nhiều tế bào phân hóa khác nhau đảm nhiệm những chức năng khác
nhau. Sự xuất hiện cơ thể đa bào là bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa có
nhiều ưu thế trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của sinh vật so với
cơ thể đơn bào. Đa số cơ thể đa bào có kích thước cơ thể to lớn. Như đã
biết, hệ thống sống là hệ mở luôn phải trao đổi vật chất, năng lượng và
thông tin với môi trường cho nên vấn đề tỷ lệ giữa diện tích bề mặt với thể
tích cơ thể là vấn đề sống còn. Các cơ thể đơn bào thường có kích thước bé
làm tăng tỷ lệ bề mặt trao đổi so với thể tích cơ thể. Nếu thể tích cơ thể tăng
cao thì bề mặt hấp thụ và bài xuất các chất cần thiết sẽ không bảo đảm cho