SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 15

sự tồn tại, vì vậy cơ thể càng lớn đòi hỏi phải cấu tạo gồm nhiều đơn vị bé
hơn (tức là gồm nhiều tế bào) để tăng tổng diện tích trao đổi. Quy luật này
không chỉ đúng với cấp độ tế bào mà cả ở cấp độ cơ thể. Cơ thể đa bào
không phải là một khối đồng nhất mà bao gồm nhiều đơn vị tế bào, do đó
vấn đề cơ thể phải giải quyết là thực hiện sự trao đổi chất qua bề mặt cơ thể
với môi trường (không khí hoặc nước), đồng thời phải thực hiện sự lưu
thông phân phối các chất từ mô này đến mô khác thông qua sự trao đổi chất
qua từng tế bào, như vậy ở đây sự trao đổi chất cũng phụ thuộc vào tỷ lệ bề
mặt với thể tích. Các cơ thể bé, dụ chuột nhắt có tỷ lệ bề mặt cơ thể trên
thể tích cơ thể là lớn hơn 80 với con voi, do đó chuột hoạt sống tích cực
hơn, sinh sản nhanh hơn, quần thể nhiều hơn, phân bố rộng hơn 80 với voi.
Trong cấu trúc cơ thể, các cơ quan thường phải phân nhánh, phân ô thành
nhiều đơn vị bé hơn cũng là để tăng cao tỷ lệ bề mặt trên thể tích, tức là
tăng cao trao đổi chất. dụ cây có nhiều lá, lá có nhiều khí khổng bé, rễ
phân nhiều rễ con có nhiều lông hút bé. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài
tiết... ở động vật đều có cấu tạo gồm nhiều nhánh nhỏ (mao mạch, tiểu phế
quản, phế nang, nephron) (hình 1).

So sánh tỷ lệ diện tích/thể tích của 2 dạng cấu trúc. A. Cấu trúc lớn với

một cạnh là 4cm thì tỷ lệ diện tích/thể tích = 6/4. B. Cấu trúc nhỏ với mỗi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.