cả hai thành phần của hệ đệm đều có thể được điều chỉnh và tốc độ điều chỉnh
pH của hệ đệm này rất nhanh:
+ Nồng độ CO2 được phổi điều chỉnh.
+ Nồng độ bicacbonat được thận điều chỉnh.
- Hệ đệm photphat: Na2HPO4/NaH2PO4 (HPO42-/H2PO4-)
Hệ đệm này đóng vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận và photphat
tập trung nhiều ở ống thận, nên nó có khả năng đệm tối đa ở vùng này. Tuy
nhiên, nồng độ hệ đệm photphat chỉ bằng 1/6 hệ đệm bicacbonat nên không có
vai trò quan trọng trong điều chỉnh pH của nội môi nói chung.
- Hệ đệm proteinat: Các protein của hệ đệm có các gốc axit tự do -COOH có
khả nàng phân ly thành -COO- và H+, đồng thời cũng có gốc kiềm -NH3OH
phân ly thành NH3+ và OH-. Do đó, protein có thể hoạt động như những hệ
thống đệm để điều chỉnh cả độ axit hoặc bazơ tùy môi trường ở thời điểm đó.
Hệ đệm proteinat là một đệm mạnh của cơ thể.
2.4.6. Vai trò của gan trong sự chuyển hóa các chất
Gan có vai trò quan trọng trong điều chỉnh nồng độ các thành phần chất có
trong huyết tương được ổn định, đặc biệt là nồng độ glucoz và protein huyết
tương.
- Điều hòa glucoz huyết tương (điều hòa đường huyết):
Sau bữa ăn, gan nhận nhiều glucoz từ tĩnh mạch của gan. Lượng glucoz tăng
lên sẽ được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicogen. Glicogen được
dự trữ trong gan và cơ. Phần glucoz dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ và được
chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ. Sự điều chỉnh này đảm bảo cho nồng độ
glucoz trong máu duy trì tương đối ổn định.
Sau khi thức ăn đã tiêu hóa hết, sự tiêu thụ năng lượng cho hoạt động của
các cơ quan làm lượng glucoz máu có xu hướng giảm, nên sẽ được gan bù đắp
bằng cách chuyển hóa glicogen dự trữ thành glucoz. Đồng thời gan cũng tạo ra
những phân tử glucoz mới từ các hợp chất hữu cơ khác như axit lactic được