SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 140

Bảng 2.4 cho thấy nước và nhiều chất hòa tan trong dịch lọc cầu thận được

tái hấp thu trở lại vào huyết tương của máu. Khoảng 1% lượng nước huyết
tương bị thải qua nước tiểu cùng các chất dư thừa và độc hại.

2.4.5. Vai trò của hệ đệm trong điều hòa pH của nội môi

Sự thay đổi pH của nội môi dù rất nhỏ cũng có thể gây nên những biến đổi

lớn đối với tế bào, nên cần phải có sự điều hòa pH của nội môi (tức là điều hòa
cân bằng axit - bazơ). Đối với con người, độ pH trung bình của máu dao động
trong khoảng 7,35 - 7,45. Hệ thống đệm giúp duy trì độ pH nội môi tương đối
ổn định, bảo đảm mọi hoạt động sống của tế bào.

Chất đệm là chất có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH- khi các ion này

xuất hiện trong môi trường nội môi và làm cho pH của môi trường thay đổi rất
ít.

Trong cơ thể có các hệ đệm chủ yếu là hệ đệm bicacbonat, hệ đệm photphat

và hệ đệm proteinat.

- Hệ đệm bicacbonat NaHCO3/H2CO3 (hay HCO3-/CO2)

Đây là hệ đệm không có khả năng đệm tối đa nên không phải là hệ đệm tối

ưu. Tuy nhiên, hệ đệm bicacbonat vẫn đóng vai trò quan trọng vì nồng độ của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.