b) Hướng sáng
Ngọn cây luôn quay vể hướng ánh sáng, hướng sáng dương là do sự phân
bố auxin không đều nhau. Auxin vận chuyển về phía ít ánh sáng, lượng
auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào làm mầm bị cong theo
hướng ánh sáng.
c) Hướng nước
Rễ cây có tính hướng đất dương luôn quay xuống và hướng nước dương
luôn tìm về phía có nước. Kết quả là rễ thường có hình lượn sóng. Trong
đất, rễ vươn ra khá xa, len lỏi vào các khe hở của đất, hướng về nguồn
nước, lấy nước cung cấp cho mọi hoạt động trao đổi chất của cây.
d) Hướng hóa
Rễ cây hướng về phía các chất khoáng cần cho sự sống của tế bào -
hướng hóa dương. Đó là các nguyên tố N, P, K và các nguyên tố vi lượng.
Rễ tránh xa các hóa chất độc gây hại đến cấu trúc tế bào - hướng hóa âm.
3.3.2. Vận động cảm ứng
Vận động cảm ứng là vận động của cây dưới ảnh hưởng của các tác nhân
môi trường từ mọi phía lên cơ thể. Cơ chế chung của các hình thức vận
động cảm ứng là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến
đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học (nhịp điệu
thời gian).
a) Vận động theo sự trương nước
Vận động trương nước là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động,
va chạm cơ học. Ví dụ: phản ứng tự vệ ở cây trinh nữ (Mimosa) và vận động
bắt mồi ở các loài cây ăn sâu bọ.
- Vận động tự vệ ở cây trinh nữ: Lá cây trinh nữ thường xòe lá chét thành
một mặt phẳng, khi chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. Sau
một thời gian hết kích thích, lá lại mở xòe ra bình thường. Lá khép cụp
xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sức trương, với sự chuyển