vận ion K+ đi ra khỏi không bào gây nên sự mất nước giảm áp suất thẩm
thấu. Phản ứng nhanh được truyền bằng tín hiệu điện (điện thế có thể đạt
100mV). Tế bào cảm giác tiếp nhận tín hiệu sinh học dẫn đến làm vận động
thể gối, thể tích thể gối thay đổi và lá chét cụp xuống.
- Vận động bắt mồi ở thực vật: Cây ăn sâu bọ có nhiều loại, thường gặp ở
vùng đầm lầy, đất nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu chất đạm. Khi
con mồi chạm vào lá, sức trương giảm làm các gai, tua, lông cụp, các nắp
đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên các lông của lá tiết enzym (gần
giống enzym pepsin) phân giải protein con mồi. Sau một thời gian vài ba
giờ, sức trương phục hồi, các gai, lông, nắp trở lại vị trí bình thường và bắt
đầu cuộc săn mồi mới.
b) Vận động theo chu kỳ đồng hồ sinh học
Những vận động của cơ thể và cơ quan (như sự cuốn vòng của tua cuốn,
hiện tượng thức ngủ của lá, nở khép của hoa, đóng mở khí khổng) thực hiện
theo từng thời gian nhất định trong ngày đều do ảnh hưởng của ánh sáng,
thông qua hoocmon phytocrom.
Phytocrom có vai trò giải phóng O2, do đó gây ảnh hưởng tới các vận
động cảm ứng. Nhịp điệu vận động ngày đêm của các bộ phận của cây
tương đối ổn định, được xem như chỉ thị, dấu hiệu của thời gian như là đồng
hồ sinh học. Nhiều công viên trên thế giới đã trồng cây hình thành các đồng
hồ hoa thay cho đồng hồ cơ học hoặc điện tử.
- Vận động quấn vòng (còn gọi là vận động tạo giàn): Vận động quấn
vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo quấn xung quanh cọc dựa.
Các tua quấn tạo thành các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh
trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy loại cây. Giberelin có tác dụng kích
thích vận động này cả ngày đêm.
- Vận động nở hoa:
+ Cảm ứng theo nhiệt độ: Hoa nghệ tây (Crocus sativus) sau khi mang ra
khỏi phòng lạnh ít phút, có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ nở hoa. Hoa