này và làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy trên suốt
dọc sợi trục (hình 4.9).
Xung thần kinh chỉ gây nên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước,
còn phía sau nơi điện động vừa sinh ra thì màng đang ở vào giai đoạn trơ tuyệt
đối nên không tiếp nhận kích thích do điện động vừa hình thành ở phía trước
gây nên.
Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền đi theo cả hai chiều
kể từ điểm xuất phát.
b) Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin
Trên sợi trục có bao mielin thì sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện
theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác, vì giữa hai eo
Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao mielin có tính chất cách điện (hình 4.10). Sự
thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo. Sự lan truyền theo kiểu này
ở sợi trục có bao mielin nhanh hơn rất nhiều so với sự lan truyền trên sợi trục
không có bao mielin (có thể gấp trăm lần), mặt khác lại tiếp kiệm được năng
lượng hoạt động của bơm Na+ - K+. Sợi trục của nơron ở động vật có xương
sống thường có bao mielin, do đó tuy sợi trục có đường kính bé nhưng có tốc
độ dẫn truyền lớn. Vì vậy hệ thần kinh của chúng có mạng lưới sợi thần kinh
vô cùng nhiều đáp ứng cơ chế điều chỉnh thần kinh nhanh chóng kịp thời với
thay đổi của môi trường sống.