SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 240

đòi hỏi một ít năng lượng và ít nước và có thể thực hiện trên hạt “khô”, tức là
trước lúc hạt trương phồng.

• Một số hạt trung tính vớí ánh sáng (cà chua, dưa chuột, v.v...), nhiệt độ

nâng cao (t° = 30°C) có thể gây nên nhu cầu về ánh sáng. Thêm một vài chất
ức chế (như cumarin) hay ánh sáng đỏ xa sẽ kìm hãm sự nảy mầm.

• Những hạt bị ánh sáng kìm hãm sự nảy mầm, ánh sáng đỏ xa có thể làm

cho hạt nảy mầm trong tối; ánh sáng đỏ đã tác động sự hình thành mạnh mẽ
ánh sáng đỏ xa gây nên sự ngủ thứ cấp.

Tác động của ánh sáng đỏ xa có thể đo được, sau 1 giờ để hạt trong tối, đã

làm cho tỷ lệ 80% hạt nảy mầm (nếu để 4 giờ trong tối).

• Dung dịch giberelin 5, 10 hay 20µg/l kích thích sự nảy mầm của các quả

bế rau diếp, ngay cả trong tối, hiệu quả tỷ lệ với liều lượng sử dụng, tác dụng
phối hợp giữa P730 và giberelin 5µg/l cho biết kết quả tốt theo thời gian
chiếu P730.

Kết quả cho thấy tác động phối hợp và tác động thúc đẩy của P730 và

giberelin, sau 1 giờ để trong tối (độ nảy mầm được 71% so với 15% đối
chứng).

• Tác động quang kìm hãm sự nảy mầm trong khi chiếu sáng lâu:

Sự nảy mầm có thể bị kìm hãm khi chiếu sáng lâu với ánh sáng đỏ xa và

xanh.

Khi ngâm nước một cách đầy đủ, tác động kìm hãm hạt nảy mầm của P730

có một trạng thái mới. Chỉ ở pha ngâm nước thì hạt nảy mầm mới bị kìm hãm
bởi ánh sáng. Trong điều kiện chiếu sáng lâu bằng tia đỏ xa (hay xanh) hàm
lượng, tỷ lệ của P730 trở nên thấp so với mức bình thường trong tối và chính
nó đã cản trở sự nảy mầm.

Tác động của nhiệt độ cao có cùng hiệu quả: nó thúc đẩy sự phân hủy P730

theo chiều hướng của sự nâng cao nhiệt độ. Chẳng hạn hạt rau diếp ở 30°C
trong tối không nảy mầm nhưng ở 20 - 22° thì tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 50%; ở
5°C tỷ lệ lớn hơn, đạt 66%.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.