SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 239

Phytocrom có vai trò nhiều mặt tới sinh trưởng và ra hoa, sự nảy mầm, sự

tổng hợp diệp lục và sắc tố, chuyển động của lá và lục lạp, các tiến triển của
nhiều hoạt động sinh lý khác.

+ Tác động lên sự ra hoa và sinh trưởng:

• Sự ra hoa có liên quan với nhiều vai trò của hoạt tính nhanh nhạy của

phytocrom và những biến đổi tính nhạy cảm của cây đối với ánh sáng theo
thời gian. Nó kìm hãm sự tạo hoa của cây ngày ngắn.

• Chức năng của phytocrom còn thể hiện rõ rệt ở cây ngày dài hay cây

ngày ngắn.

Đối với cây ngày ngắn: Một sự chiếu sáng đỏ làm gián đoạn giai đoạn tối,

sẽ kìm hãm sự ra hoa. Đó chính là P730 chất kìm hãm.

Đối với cây ngày dài: P730 có tác động kích thích sự ra hoa vào thời gian

tối (nếu thời gian tối không quá dài) và thời gian sáng (nếu thời gian sáng
không quá dài).

• Phytocrom có tác động đến sinh trưởng của thân: Quan sát rõ ở cây úa

vàng. Cây xanh cần thiết thu nhận trong 24 giờ một thời gian sáng để thực
hiện quang hợp (gọi là giai đoạn dinh dưỡng ánh sáng) và một thời gian tối.
Như vậy là phytocrom có tác động vào thời gian sáng và cả thời gian tối. Bắt
đầu thời gian tối, nếu chiếu lâu ánh sáng đỏ xa sẽ kích thích mạnh sự kéo dài
các lóng. Nếu thiếu ánh sáng đỏ xa, cây sẽ úa vàng, thân kéo dài, lá bé, nghèo
diệp lục.

Ánh sáng đỏ (có tác dụng ngược với ánh sáng đỏ xa) kìm hãm sự sinh

trưởng phôi của hòa thảo, của trụ dưới lá mầm của mù tạc và lóng của cây
mầm.

Phytocrom kích thích sinh trưởng lá mầm và lá non cây hai lá mầm (nhưng

kìm hãm lá cây một lá mầm).

+ Tác động của phytocrom tới sự nảy mầm:

Các hạt giống nhạy cảm với ánh sáng chịu sự kiểm soát của phytocrom. Sự

chuyển hóa từ P660 --> P730 đã kích thích sự thức dậy của hạt nảy mầm. Nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.