SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 286

CHƯƠNG 8 - SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

Mục tiêu:

- Liệt kê được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

- Trình bày được cơ sở di truyền của xác định giới tính ở động vật.

- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmon lên sự xác định giới tính.

- Trình bày được các nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên xác định giới

tính ở động vật.

- Vẽ được sơ đồ sinh tinh và sinh trứng.

- Trình bày được quá trình thụ tinh và tạo hợp tử.

- Nắm được các ứng dụng trong sinh sản động vật nuôi và kế hoạch hóa

gia đình ở con người.

8.1. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

8.1.1. Các hình thức sinh sản tính động vật

Đối với động vật, sinh sản vô tính thường chỉ có ở động vật bậc thấp như

thủy tức (do sự nảy chồi), giun dẹt (do sự tái sinh của một phần cơ thể thành
cơ thể toàn vẹn). Đối vời động vật bậc cao thì rất hiếm quan sát thấy sinh
sản vô tính, còn sự tái sinh chỉ là để khôi phục lại phần cơ thể bị tổn thương
hoặc bị mất ( dụ: Tái sinh da khi da bị tổn thương, thằn lằn tái sinh đuôi
khi bị mất đuôi, v.v...). Sự sinh đôi cùng trứng ở người có thể xem là một
hình thức sinh sản vô tính vì một trứng được thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể 2n
qua phân bào nguyên nhiễm cho ra tế bào con (2 phôi bào) giống nhau và từ
mỗi tế bào con này phát triển thành cơ thể riêng biệt giống hệt nhau về mặt
di truyền.

Sinh sản vô tính tuy không tạo ra đa dạng di truyền, nhưng trong nhiều

trường hợp cũng tạo nên ưu thế cho động vật. dụ, tạo nên số lượng con
rất nhiều trong thời gian ngắn để xâm chiếm vùng phân bố rộng, vẫn tạo ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.