thế hệ con trong trường hợp sống cô lập không có bạn đời. Sinh sản vô tính
tạo ra các dạng di truyển ổn định là có lợi trong điều kiện môi trường giữ
nguyên không thay đổi.
8.1.2. Nhân bản vô tính động vật
Nhân bản vô tính là thuật ngữ để chỉ quá trình hình thành cơ thể đa bào
không bằng con đường sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và
trứng để tạo ra hợp tử, từ hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể) mà thông qua sự
phát triển của tế bào soma (tế bào sinh dưỡng tạo nên các cơ quan) bằng
cách phân bào nguyên nhiễm và biệt hóa tế bào thành cơ thể trong điều kiện
nuôi cấy invitro. Đối với thực vật là cơ thể có khả năng sinh sản bằng
phương thức sinh sản sinh dưỡng (sinh sản vô tính) từ các mô soma của rễ
thân lá thì kỹ thuật nhân bản vô tính invitro không có gì khó khăn phức tạp.
Nhưng đối với đa số động vật sinh sản bằng phương thức hữu tính thì kỹ
thuật nhân bản có nhiều thủ thuật đặc biệt: đó là kỹ thuật chuyển nhân
(nuclear transfert).
a) Kỹ thuật chuyển nhân
Trong nhân của tế bào soma có chứa 2n nhiễm sắc thể chứa hệ gen quy
định nên tất cả tính trạng của cơ thể giống như bộ nhiễm sắc thể của hợp tử.
Qua quá trình phát triển, hợp tử sẽ phân bào và biệt hóa cho ra các tế bào
của các mô khác nhau. Quá trình biệt hóa là thể hiện sự biệt hóa trong hệ
gen theo thời gian và không gian của phôi đang phát triển dưới sự kiểm soát
của các nhân tố nội và ngoại bào. Các tế bào chưa được biệt hóa được gọi là
tế bào gốc (stem cells) (tế bào gốc phôi, tế bào gốc cơ thể), chúng có tiềm
năng phân bào và biệt hóa, vì vậy sử dụng tế bào gốc để nhân bản vô tính là
dễ thực hiện hơn so với tế bào đã biệt hóa. Những thí nghiệm đầu tiên về kỹ
thuật cấy chuyển nhân để nhân bản vô tính phải thực hiện với tế bào phôi
(phôi nang, phôi vị). Tại sao phải chuyển nhân? Bình thường người ta tách
nhân từ tế bào cho (tế bào soma) và đem cấy chuyển vào tế bào trứng chưa
thụ tinh đã bị lấy hoặc hủy nhân để tạo nên một tế bào 2n (giống như hợp
tử) chứa nhân của tế bào cho và tế bào chất của tế bào nhận (trứng đã mất