cần tăng số con cái. Muốn thu được nhiều thịt và các sản phẩm khác như len
của cừu, tổ tằm, v.v... thì cần tăng nhiều con đực.
Tách tinh trùng thành hai nhóm: nhóm tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới
tính X và nhóm tính trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y bằng các biện
pháp kỹ thuật như: ly tâm, điện di, v.v...
Thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm, rồi nuôi hợp tử trong dung dịch nuôi
dưỡng ở nhiệt độ thích hợp, chờ cho đến lúc thành phôi. Tế bào của thai cái
có chứa một khối nhiễm sắc thể đậm màu gọi là thể Bar, còn tế bào của thai
đực thì không. Tùy yêu cầu, có thể hủy phôi không thích hợp, hoặc cấy phôi
thích hợp vào dạ con của con cái.
c) Thụ tinh nhân tạo
Tinh trùng được bảo quản ở trạng thái tiềm sinh trong dung dịch nuôi
dưỡng ở nhiệt độ -196°c của nitơ lỏng nên có thể giữ khả năng thụ tinh hàng
năm, hàng chục năm. Một số nước còn có “ngân hàng gen” cất giữ tinh
trùng của các động vật quý hiếm.
Thụ tinh nhân tạo có hai biện pháp chủ yếu:
- Thụ tinh ngoài cơ thể. Ví dụ, “thụ tinh khô” đối với cá đã thành thục
bằng cách ép nhẹ bụng cá để trứng chín trào ra một đĩa khô, rồi đặt tiếp sẹ
của cá đực (tinh trùng) lên trên. Dùng lông gà đảo nhẹ để trộn đều trứng với
sẹ rồi thêm nước để gây thụ tinh sẽ có hiệu suất rất cao (từ 80 - 90% so với
khoảng 40% trong thiên nhiên).
- Thụ tinh trong cơ thể cái. Trong nitơ lỏng tinh trùng được bảo quản tốt
trong dung dịch nuôi dưỡng ở nhiệt độ thấp thích hợp. Lúc thụ tinh, nâng
nhiệt độ để tinh trùng phục hồi khả năng di động, sau đó phân chia tinh
trùng thành nhiều mẫu với liều lượng thích hợp rồi đưa vào cơ quan sinh
dục cái để thụ tinh. Biện pháp này thường áp dụng ở trâu, bò, lợn, v.v...
d) Nuôi cấy phôi
Kỹ thuật nuôi cấy phôi ra đời và phát triển trong những năm gần đây, tuy
gồm nhiều biện pháp phức tạp song cũng thành công bước đầu và giải quyết