SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 328

nhiều testosteron, chất này sẽ tác động ngược lên tuyến yên, gây ức chế ra
LH. Tuy nhiên, toàn bộ lượng testosteron này chỉ đủ để gây ức chế LH
nhưng vẫn chưa thể ức chế được sự tiết FSH. Có một loại hoocmon khác do
các tế bào sinh tinh tiết ra có thể gây ức chế được FSH, đó là inhibin.

8.7. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN

8.7.1. Điều khiển sinh sản ở động vật

a) Điều khiển số con

Căn cứ vào số con đẻ trong một lứa có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm đẻ nhiều con trong một lứa, do có nhiều trứng cùng chín, cùng

rụng và cùng được thụ tinh trong cùng một thời điểm. dụ, thỏ và chó đẻ
từ 4 - 5 con trong một lứa; lợn và chuột thường đẻ 6 - 12 con trong một lứa.

- Nhóm đẻ một con trong một lứa, do chỉ có một trứng chín, rụng và được

thụ tinh. dụ: trâu, bò, ngựa, khỉ, v.v...

Các nhà khoa học có thể tiến hành các thí nghiệm gây “đa thai” nhân tạo.

dụ, có thể tiêm hoocmon tuyến dưới đồi não để làm nhiều trứng chín,
rụng và thụ tinh cùng một thời điểm để cho nhiều thai.

Người ta cũng có thể nuôi hợp tử đang phân chia trong môi trường nuôi

cấy đặc biệt, chứa enzym tripsin để tách riêng các tế bào con do hợp tử sinh
ra, hoặc dùng tơ buộc thắt phôi non thành hai hoặc nhiều khối độc lập, rồi
cấy trở lại dạ con, để được nhiều cá thể con sinh ra cùng một thời điểm.

b) Điều khiển giới tính của đàn con

Theo lý thuyết thì tỷ lệ đực: cái là là. 1:1. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ này có

sự chênh lệch tùy loài.

Trong chăn nuôi có lúc cần nhiều con đực, có lúc cần nhiều con cái tùy

thuộc vào mục đích chăn nuôi. Muốn tăng nhanh đàn gia súc, cần tăng
nhiều con cái, mà không cần tăng con đực, vì có thể dùng thụ tinh nhân tạo,
một con đực thụ tinh được cho nhiều con cái. Muốn thu hoạch trứng, sữa thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.