Các động vật khác, đặc biệt là động vật ở trên cạn có các cơ quan sinh
dục ngoài để vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái, ở
đây sự thụ tinh sẽ được xảy ra. Hình thức thụ tinh này gọi là thụ tinh trong.
Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của cả con đực và con cái. Nhiều
loài còn hình thành các dạng tập tính phức tạp đảm bảo cho sự gặp gỡ và
giao hợp của các cá thể khác giới trong một thời gian nhất định. Quá trình
thụ tinh không chỉ là sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng mà còn là sự kết
hợp nhân của hai giao tử đơn bội để tạo nên hợp tử lưỡng bội, và có sự tổ
hợp vật chất di truyền tạo nên đa dạng di truyền qua các thế hệ.
8.5.6. Đẻ trứng
Chim, đa số côn trùng và nhiều động vật không xương sống ở dưới nước
thường đẻ trứng ra ngoài và từ trứng được thụ tinh sẽ nở ra con non. Những
động vật như vậy được gọi là động vật đẻ trứng.
8.5.7. Đẻ con
Trứng rất bé của động vật có vú được thụ tinh và phát triển trong dạ con,
phôi thu nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ cho đến lúc cơ thể phát triển
đến giai đoạn có thể sống độc lập. Những động vật như vậy được gọi là
động vật đẻ con.
8.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH
SẢN
8.6.1. Tác động của môi trường
Nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng lên sự sinh sản của động vật như
ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn.
8.6.2. Tác động của hoocmon
Tác động của hoocmon lên sinh sản thể hiện rõ ở động vật bậc cao. Tuyến
yên tiết ra nhiều loại hoocmon, trong đó có hai loại hoocmon quan trọng
kích thích sinh dục là FSH và LH.