SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 33

bờ trong của tế bào lót khí khổng do đó khí khổng được mở rộng ra, còn khi
tế bào khí khổng mất nước sức trương giảm làm cho bờ trong bớt cong, duỗi
thẳng và đóng hẹp khí khổng lại (hình 1.4).

Hình 1.4. Cơ chế đóng (a) và mở (b) khí khổng

Sự thay đổi sức trương để đóng mở khí khổng là do dòng ion kali (K+) đi

ra đi vào tế bào khí khổng. Khí khổng mở khi tế bào khí khổng tích lũy

nhiều K+ từ các tế bào biểu bì bên cạnh (do đó thế nước trong tế bào khí
khổng giảm, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào tạo sức trương), và khí khổng

đóng khi các ion K+ thoát ra khỏi tế bào khí khổng (do đó thế nước trong tế
bào khí khổng tăng, nước sẽ đi ra tế bào làm giảm sức trương). Đa số ion

K+ và nước được tích lũy trong không bào, như vậy không bào đóng vai trò
quan trọng trong sự điều chỉnh thế nước của các tế bào khí khổng. Sự điều
chỉnh hoạt động của các kênh aquaporin của màng sinh chất của các tế bào
cũng có tác động kiểm tra sự đóng mở khí khổng. Hoạt động của các bơm

H+ cũng tham gia vào sự vận chuyển các ion K+ ở tế bào khí khổng.

Nói chung, khí khổng mở ban ngày và đóng ban đêm. Điều đó ngăn cản

cây mất nước khi không quang hợp. Có ba nhân tố gây tác động làm mở khí
khổng vào ban ngày:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.