thoát hơi nước sẽ tăng cao trong những ngày nắng nóng, khô nhiều, gió thổi
làm nước bốc hơi nhanh hơn. Mặc dù cây có khả năng điều chỉnh tốc độ
thoát hơi nước bằng cách đóng khí khổng, nhưng một lượng lớn vẫn có thể
bị mất đi do bốc hơi. Khi tình trạng đó kéo dài, lá cây sẽ bị héo do mất sức
trương.
Sự thoát hơi nước cũng có thể làm lạnh lá do bốc hơi nước. Nhiệt độ của
lá có thể hạ thấp từ 10 - 15°C so với nhiệt độ không khí xung quanh. Điều
này tạo điều kiện ngăn ngừa sự biến tính của nhiều enzym cần thiết cho
quang hợp và các quá trình chuyển hóa khác nhau nếu ở nhiệt độ quá cao.
b) Khí khổng điều chỉnh thoát hơi nước
Hơn 90% lượng nước trong cây bị mất thông qua khí khổng của lá, mặc
dù khí khổng chỉ chiếm từ 1 - 2% diện tích lá. Lá được phủ lớp cutin sáp có
tác dụng ngăn cản sự mất nước qua bề mặt lá. Mỗi khí khổng được tạo bởi 2
tế bào khí khổng có dạng hạt đậu. Các tế bào khí khổng điều chỉnh mở rộng
hoặc đóng hẹp đường kính của khí khổng bằng cách thay đổi hình dạng của
tế bào. Như vậy lượng nước mất đi ở lá là tùy thuộc vào số lượng khí khổng
và độ mở của khí khổng. Số lượng khí khổng ở bề mặt lá có thể đạt tới
20.000/cm2 và tùy thuộc vào nhân tố di truyền cũng như nhân tố môi
trường. Ví dụ, đối với thực vật sa mạc có số lượng khí khổng ít hơn so với
thực vật đầm lầy. Số lượng khí khổng còn tùy thuộc vào điều kiện môi
trường trong đó cây phát triển. Lá cây phát triển trong điều kiện cường độ
chiếu sáng cao và hàm lượng CO2 thấp sẽ làm gia tăng số lượng khí khổng
ở lá của nhiều loài thực vật. Bằng cách tính số lượng khí khổng ở các thực
vật hóa thạch, các nhà khí hậu học đã tính được nồng độ CO2 trong không
khí ở các kỷ và đại địa chất quá khứ. Các nhà thực vật học ở Anh đã cho
biết là số lượng khí khổng ở nhiều loài cây gỗ bị giảm mạnh kể từ năm
1927. Nhiều nghiên cứu về môi trường cho biết là nồng độ CO2 trong khí
quyển tăng cao trong thế kỷ 20 do sự đốt cháy than, dầu trong công nghiệp.
Các tế bào khí khổng điều chỉnh đường kính khí khổng bằng sức trương.
Khi tế bào hấp thụ nhiều nước vào trong tế bào tạo nên sức trương làm cong