SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 46

nảy mầm. Những cây thông được nhiễm bào tử nấm bằng cách như vậy sinh
trưởng nhanh và khỏe hơn so với thông không bị nhiễm.

c) Kiểu sống gửi, sống ký sinh và sống ăn thịt

Đa số loài thực vật có mối quan hệ dinh dưỡng cộng sinh với nấm và vi

khuẩn. Ngoài ra, có một số loài thực vật có quan hệ dinh dưỡng với các loài
khác bằng kiểu dinh dưỡng sống gửi, sống ký sinh hoặc sống ăn thịt.

- Kiểu sống gửi:

Kiểu sống gửi là kiểu dinh dưỡng của một thực vật này sinh trưởng trên

cơ thể của một thực vật khác, thường sử dụng cành hoặc thân để làm giá
bám. Các cây sống gửi thường hấp thụ nước và muối khoáng qua lá hơn là
qua rễ. Các thực vật sống gửi thường là các loài dương xỉ (thuộc chi
Platicerium) và nhiều loài phong lan.

- Kiểu sống ký sinh:

Khác với kiểu sông gửi, các cây sống ký sinh hấp thụ muối khoáng và

chất hữu cơ từ cây chủ nhờ hệ rễ mọc sâu vào mô của cây chủ. Các cây ký
sinh điển hình là cây tầm gửi (thuộc chi Phoradendron), dây tơ hồng (thuộc
chi Cuscuta).

1.2.4. Cơ sở khoa học của việc tưới nước

a) Cân bằng nước của cây trồng

Cân bằng nước được hiểu như là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ

nước và quá trình thoát hơi nước. Khi sự mất nước được bù lại bằng sự
nhận nước đến mức cây bão hòa nước thì đó là trạng thái cân bằng nước
dương, còn khi có sự thiếu hụt nước trong cây thì đó là trạng thái cân bằng
nước âm. Ở trạng thái cân bằng nước âm thì cây bắt đầu thiếu nước và cây
bị hạn. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải tưới nước cho cây trồng, tuy nhiên cần
tưới nước cho cây một cách hợp lý.

b) Tưới nước hợp lý cho cây trồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.