- Chính vậy. Dân chúng chỉ vì báo chí mà đâm ra văn minh, không còn cẩm
phạt nhiều như trước nữa.
- Té ra chúng ta, chúng ta lại thành ra cẩm phạt !
- Ô ! ô ! Thế thì thật là một sự trái ngược không thể tha thứ được ! Chúng ta
là... chúng ta là lính cảnh sát !
- Tôi, tôi là một nhân viên quản nữa kia thưa thầy ! Sapristi (2)! Thật thế, nếu
thỉnh thoảng ta không dự vào một cuộc đua xe đạp thì có thể nói là cuộc đời
như thế này là từ từ hạ màn mất rồi !
- Mà báo chí thỉnh thoảng không đăng tên, đăng ảnh chúng ta lên trang nhất
thì thật là không thể nào tha thứ được cho báo chí !
- Thế nào ? Chủ nhật sau, thầy có dự cuộc đua Hà Nội - Hà Đông không?
- Có chớ ! Cụ tính mỗi ngày bốn lượt đạp 16 phố mà cấm gặp sự gì đáng biên
phạt để mà nghỉ chân, như thế quá tập trên vòng đua rồi còn gì ! Chả dự cuộc
cũng uổng ! ... Nhưng mà, cụ quản ạ, nếu dân ta tiến bộ đó không phải là một
lẽ để chúng ta cứ nhè người nhà của nhau mà biên phạt lẫn nhau ! ... Cái
khoản 5 nghìn đồng trong sổ dự toán là vô nghĩa lý... tôi... tôi phản đối !
Viên quản sợ hãi đứng lên, xua tay:
- Chết ! chết ! Khéo không mà thầy lại bất tuân thượng lệnh bây giờ ! Thầy
thử hỏi ngay bà đầm vợ ông Cẩm xem ! Bà vui vẻ kêu tháng trước bị ngót hai
chục bạc, không phàn nàn gì cả.
Thầy lính vẫn hậm hực:
- Thôi, thế thì tôi chỉ còn cách li dị vợ tôi mà thôi !
- Chết nỗi ! Tại sao thế ?
- Tôi đã dặn nó thỉnh thoảng phải bảo trẻ nhỏ ra ném sấu ngoài phố, không
thì để nhà cửa cho rõ bẩn thỉu, cống rãnh cho nó ngập lụt, cho thầy mintoa
(3) thỉnh thoảng biên phạt, thì tôi mới có dịp phạt lại vợ thầy ấy, thế mà nó cứ
để con tôi ngoan như bụt, nhà cửa sạch như lau, như chùi ! Con khốn nạn, con
ác phụ !
Trước một cảnh ngộ khó xử, viên quản không dám phê bình nữa. Muốn lảng
chuyện, ông ta bảo người lính xuống nhà giam tạm, lôi bọn người bị bắt lên