gánh nặng cho họ, cho người thân và bạn bè chỉ vỉ họ không chịu nhận ra lẽ
dĩ nhiên ấy. Tôi đã nghe một bà vợ đau đớn, bực tức nói: "Nhà tôi cứ đúng
tám giờ là dắt chó đi chơi, và đúng 9 giờ 15 là đọc sách. Thành thử chúng
tôi không thể ..." vân vân ..Và cái giọng hoàn toàn chán chường trong lời
than thở đó cho ta hình dung một bi kịch không ngờ và vô lý trong gia đình
ấy. Nhưng, mặt khác, chương trình là một chương trình mà nếu không tôn
trọng nó thì nó thành một trò chơi mất. trọng chương trình là một cách vừa
phải, sống một cách không quá khắc khổ, mà cũng không thả lỏng quá, là
một việc không dễ dàng lắm như những người thiếu từng trải thường tưởng
lầm đâu.
Một nguy hiểm nữa, là mỗi ngày mỗi làm vội lên, chưa hết công việc này
đã bị công việc khác ám ảnh. Đến mức đó thì đời ta có thể như đời sống
trong tù và không phải là của ta nữa. Người ta có thể 8 giờ dắt chó đi chơi
mà suốt thời giờ nói là để dạo mát óc cứ phải suy nghĩ về việc 9 giờ 15 phải
đọc sách, phải về sao cho khỏi trễ như vậy còn hứng thú gì nữa?
Quyết tâm ngừng công việc lại để tránh cái nguy đó, là một giải pháp vô
ích. Nguyên nhân mối nguy đó là tại ta ráng làm nhiều quá, và chỉ có một
cách tránh nó là lập lại chương trình, làm bơn bớt đi những cái nghề, càng
học, càng ham, và có những kẻ thích hăm hở gắng sức tới nỗi luôn luôn
như không kịp thở. Nếu chương trình có vẻ bó buộc quá mà lại không
muốn thay đổi thì có một cách là cố ý bình tĩnh bỏ phí bớt thì giờ đi trong
lúc công việc này chuyển qua công việc khác.
Nỗi nguy cuối cùng và lớn nhất là nỗi nguy tôi đã chỉ ở một chương trên: bị
thất bại từ lúc đầu.
Tôi phải nhấn mạnh điểm ấy.
Một thất bại trong bước đầu có thể diệt lòng ham tu thân luyện trí, nên bạn
phải đề phòng từng ly từng tí để tránh nó. Đừng làm nhiều quá. Bước đầu