Lưu Dĩnh đưa tôi đến rồi bận túi bụi những việc khác. Tôi chạy khắp nơi
bỗng gặp một phụ nữ dẫn một đoàn người ngoại quốc đến, tôi nhìn kỹ
nhưng chẳng có đứa trẻ con nào, trong lòng thấy thất vọng não nề. Bỗng
quanh quảng trường trở nên ồn ào, từ xa kéo đến một đoàn người, xem ra
cũng đến vài trăm, họ đem theo những tấm vải lớn, dần dần tiến vào quảng
trường. Những cảnh này tôi đã gặp, chắc là nông dân biểu tình, nhưng hôm
nay họ đến thật không đúng lúc. Đón tiếp đại biểu nước ngoài là một việc
quan trọng của bộ mặt thành phố, vào những lúc thế này mà gây chuyện thì
rắc rối lắm, ít nhất là không có lợi đối với ông Lưu, người tổ chức hoạt
động này.
Tôi hồ hởi ngắm nhìn đoàn người, chỉ cần náo nhiệt là được rồi, quan tâm
gì đến chuyện ai gặp rắc rối.
Lưu Dĩnh chạy đến cỗ tôi bằng bộ mặt khó coi, tôi hỏi chị ta: “Chị sao
vậy?”
Lưu Dĩnh đáp: “Có rất nhiều nông dân đến biểu tình.”
Tôi cười bảo: “Mấy chuyện nông dân biểu tình này không phải là gặp suốt
rồi sao? Chẳng có gì lạ cả.”
Lưu Dĩnh nói: “Vừa nãy có một đồng nghiệp bảo trên băng rôn họ còn viết
cả tên của bố tôi nữa.”
Tôi giật mình, nhưng tôi lại thấy chuyện này có gì đó thật lạ. Bình thường
nông dân biểu tình nhiều nhất cũng chỉ kháng nghị mấy tên Chủ tịch, bí thư
xã làm việc mờ ám, ức hiếp nhân dân hoặc tham ô khoản nào đó của địa
phương, chứ biểu tình đến lãnh đạo thành phố thế này quả là hiếm có,mà
thời gian biểu tình lại vừa đúng vào lúc đón tiếp đại biểu nước ngoài đến
thăm.
Tôi bảo Lưu Dĩnh: “Chúng ta lại xem thế nào!” Chúng tôi chạy về phía
đám đông.
Đoàn người kéo đến rất nhanh, đã gần sát đến đoàn đại biểu nước ngoài, cả
quảng trường hơi hỗn loạn, tôi nghĩ lúc này người đang lo lắng nhất chính
là ông Chủ tịch thành phố.
Lưu Dĩnh hỏi tôi: “Có nên gọi người đến ngăn họ lại không?”
Tôi vội xua tay: “Tất nhiên là không được, họ đông như thế rất dễ gây nên