ta không mặc đồng phục, hay là tan ca đi qua đây nhỉ? Sao mà số tôi nó đen
đủi thế không biết? Đành giả ngốc, coi như chẳng hiểu gì. Tôi nói: “Chị là
ai? Không được bắt người vô cớ!”
Ai ngờ chị ta lôi từ trong túi ra thẻ cảnh sát: “Tôi là cảnh sát”.
Tôi ngó kỹ tấm thẻ của chị ta, bên trên có đề tên: Lưu Dĩnh.
Tôi tiếp tục nhẹ nhàng nói: “Tôi làm ăn chân chính, cảnh sát cũng không có
quyền bắt người vô cớ được!”. Việc đã đến nước này đành sống chết cãi tội
thôi.
Lưu Dĩnh cười lạnh lùng: “Lát nữa về sở cảnh sát sẽ có người chỉ ra cho
cậu thấy tội ở đâu”.
Lịch sử luôn lặp lại đến bất ngờ, tôi lại một lần nữa bị Lưu Dĩnh giải về đồn
cảnh sát, khác ở chỗ lần trước ôm một hộp đĩa, lần này ôm một túi đồ.
Tôi vừa đi vừa vắt óc nghĩ cách thoát thân, tôi lại bắt đầu nhệch miệng ra,
thút thít khóc, chị ta quay lại liếc mắt nhìn tôi, chẳng có tia sáng nào là của
sự cảm thông, thương hại.
Tôi càng khóc lóc thảm thương hơn, cuối cùng chị ta không chịu nổi đành
lên tiếng: “Cậu lại muốn gì nữa đây?”
Tôi lí nhí đáp: “Chị ơi, em sai rồi, chị tha cho em!”
Tôi sụt sịt cái mũi, khóc thêm vài tiếng nữa, sau đó nói với chị ta: “Chị ơi,
cô em đang bệnh nặng”.
Chị ta cười khanh khách, mỗi lần tôi kể câu chuyện này tệ lắm thì là không
động lòng, đằng này chị ta lại còn bật cười.
Chị ta quay lại nói với tôi: “Lần trước bảo dì bệnh đúng không? Lần này lại
đến cô ốm hả?”
Những câu chuyện về người ốm của tôi có bốn nhân vật, lần lượt là: dì, cô,
cậu, bác, mỗi lần tuỳ cơ ứng biến mà chọn ra một người.
Tình huống này tương đối nguy kịch, nên tôi đã chọn lấy tác phẩm về cô
mà kể, vì bản này tương đối li kì phức tạp, tình tiết du dương bi tráng,
nhiều yếu tố xúc động lòng người, ví như phim Bản tình ca mùa đông,
thuộc loại truyện bi kịch tình cảm.