Sống thiền
98
ngoài, sanh và diệt, dơ và sạch, thêm và bớt ...
chúng ta sẽ bị buộc chặt vào chúng mà không
thể đạt đến một cái nhìn chân thật về thực tại.
Trong tâm kinh Bát Nhã giảng giải rất rõ về ý
nghĩa này.
Khi ta quán sát thực tại mà không buông bỏ
những khái niệm giới hạn, chúng ta vô tình đặt
đối tượng quán sát vào trong những khuôn khổ
do chính tâm thức của chúng ta đã dựng lên.
Điều đó ngăn cản không cho phép chúng ta tiếp
cận được với chân lý, với khuôn mặt thật của
thực tại. Có thể so sánh trường hợp này giống
như người đi tìm hình trạng của nước bằng
cách cho nước vào những vật chứa khác nhau
để quan sát. Điều được nhận ra không phải là
hình trạng của nước mà chỉ là cái khuôn khổ
mà ta đã cho nước vào.
Thực tại không thuộc về bất cứ một khuôn
khổ nào, không thể vận dụng bất cứ khái niệm
nào để nhận hiểu được. Vì vậy, muốn thể nhập
được vào thực tại, điều trước hết là phải buông
bỏ, đập tan mọi khái niệm, khuôn khổ trong
cuộc sống hàng ngày. Khi đưa ra thuyết tương
đối, Albert Einstein đã phần nào nhận ra được