Sống thiền
96
Những phân tích ấy cho ta thấy những cách
nói như “tất cả đều ở trong tâm” hoặc “tất cả
đều ở ngoài tâm” đều là vô lý như nhau. Sở dĩ
như thế, là vì chúng đều được xây dựng trên
khái niệm trong và ngoài, mà một khái niệm
như thế không còn đúng nữa khi chúng ta vượt
qua các giới hạn của chúng để quán sát về thực
tại không giới hạn.
Tính chất giới hạn và tương đối của khái
niệm trong và ngoài còn bộc lộ rõ ngay trong
ngôn ngữ mà chúng ta dùng để diễn đạt chúng.
Khi chúng ta nói “Tôi ở trong nhà đi ra ngoài
đường”, thử xét kỹ lại sẽ thấy hai khái niệm
trong và ngoài ở đây đã không nhất quán với
nhau. Để chính xác, phải nói là “trong nhà” và
“ngoài nhà”. Sự sai biệt trong cách nói trước là
vì ta đã sử dụng hai giới hạn khác nhau của
khái niệm trong và ngoài cho hai cụm từ. Đôi
khi chúng ta nói “đi ra ngoài phố”, “đi vào trong
Nam”, “đi ra ngoài Bắc”... chúng ta đều đã vô
tình điều chỉnh lại phạm vi giới hạn của khái
niệm trong và ngoài để có thể hiểu đúng những
cụm từ đó. Nếu không có sự điều chỉnh ấy, “đi
ra ngoài phố” sẽ được hiểu là đi ra một nơi nào