SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 140

Thất nghiệp về đây ngồi bán thuốc

Một gốc cây, một góc phố, một góc đời

Mày ngồi giữa hai chiều xuôi ngược

Giữa bao chiều sương khói buồn vui.

Nghề bóc lạc

Những năm đầu thập niên 80, Nhà nước xuất khẩu lạc cho Liên Xô và

các nước Đông Âu để trả nợ vay trong chiến tranh. Lạc là mặt hàng “chiến
lược” nên các địa phương trồng nhiều lạc, đời sống nhân dân rất đỡ. Trong
cuốn Kinh tế Việt Nam 1945 – 2000 có in một cái lệnh của Nhà nước:
Không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt hàng
kể trên, cụ thể như lạc chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau tính toán cho
sát...”.
Tất cả cho xuất khẩu. Bóc lạc trở thành nghề làm thêm ngoài giờ
của hầu hết các gia đình cán bộ. Mọi người đến kho của ngoại thương xuất
trình giấy tờ, nhận lạc vỏ về bóc rồi đem lạc nhân đến nhập theo tỷ lệ phần
trăm quy định. Bóc được một cân lạc nhân được trả mấy hào. Còn vỏ lạc
thì được quyền đun bếp.

Nhà thơ Mai Văn Hoan, dạy chuyên văn ở trường Quốc Học, đưa hai

con nhỏ từ quê Thanh Trạch, Bố Trạch vào nuôi để đỡ đần cho vợ, cũng đi
nhận lạc về, ba cha con cùng bóc đến tận khuya, con ngủ rồi mới soạn bài
để mai lên lớp. Nhà thơ Lê Thị Mây quen một người bạn trai có hai đứa
con lớn, cũng bóc lạc cả đêm với con bạn. Vợ chồng tôi bóc lạc nhiều
tháng trời. Tôi ngồi đau cả sống lưng đến tận nửa đêm, thấy vợ còn say sưa
bóc, mình đi ngủ cũng không đành. Lúc đầu lấy tay bấm cho quả lạc vỡ ra.
Bóc được vài đêm tay đau không bấm được nữa. Vợ tôi sáng kiến lấy cái
dùi ghè nhẹ cho quả lạc vỡ, rất dễ bóc. Về sau, muốn năng suất cao, người
bóc lạc nghĩ ra cách dùng hai thanh tre buộc vào nhau, ở giữa chèn cái que
thành cái bấm, thế là dùng tay bấm bấm, quả lạc vỡ đôi, rất nhanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.