SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 141

Nghề ăn cắp vặt

Thời bao cấp, tất cả cán bộ công chức xoay trần ra để vật lộn với cuộc

mưu sinh gian khó. Cuộc sống vất vả đã làm cho nhiều người trở nên ti
tiện, dối trá, không từ cả chuyện léng phéng ăn cắp một cái gì đó cho riêng
mình. Từ đó sinh ra nghề ăn cắp vặt. Sinh viên thì ăn cắp thìa của cửa hàng
ăn uống quốc doanh. Ông ở quê thì đi đào trộm khoai của Hợp tác xã, thậm
chí khoai giống cũng đào trộm. Lại còn khen là khoai ngon, bùi, thơm. Ông
ở Hà Nội, thì đi ra cửa hàng mậu dịch bán rau xanh để ăn cắp củ cải, su hào
về muối ăn dần. Ông thì chuyên nghiệp hơn, làm miếng sắt tây cắt vát nhọn
rồi cuốn lại thành cái công cụ ăn trộm gạo. Đợi rình ở cửa hàng bán gạo,
hay xe chở gạo chờ nhập kho, lúc người ta sơ sểnh là thúc cái ống nhọn đấy
vào bao tải gạo, gạo chảy ra hứng vào túi vải đeo bên hông, xong rút ra,
phủ áo xuống là vô tư lượn về. Ông đi làm công nhân nhà máy cao su thì ăn
cắp mủ, ông làm thợ sơn thì cho sơn vào cà-mèn cơm xách về, ông làm cơ
khí cuốn dây thép quanh bụng để về nhà gia công làm đinh để bán, ông làm
công trường xây dựng thì ăn cắp xi măng, sắt thép, ván cốp-pha... Hóa ra
các ông công chức đạo mạo hồi trước, thời bao cấp cũng đi “chợ búa” như
mình cả.

Vì túng thiếu, người ta hay nổi tính xấu “tăng xin – giảm mua – tích

cực cầm nhầm”. Từ đó mà sinh những chiếc xe đạp ngoài khóa chính lại
còn phải khóa thêm cái yên. Nhà văn Tô Hoài kể trong tác phẩm Cát bụi
chân ai
: “Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh
ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn”. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn
nhớ: Các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống
nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.