2. Thời đói kém cả làng
Có thể nói tôi vừa nứt mắt đã thấy bao cấp. Ăn bao cấp, mặc bao cấp,
đi lại, họp hành, sinh sống, đều bao cấp. Một cuộc sống không có gì để so
sánh. Chỉ biết đói khổ mà không biết vì sao. Cả tuổi thơ tôi, cái đói dai
dẳng vào sâu cả trong giấc chiêm bao.
Hồi đó làng tôi không có Cửa hàng Mậu dịch Quốc doanh, chỉ có Hợp
tác xã mua bán. Hợp tác xã mua bán làm ăn èo uột lắm. Có cái gì trên đưa
về thì bán như vải, giấy học trò, xà phòng... Hết lại ngồi chờ. Có thời gian
“trên” phân về cho Hợp tác xã mua bán Ngư Thủy mấy chục két bia chai
nhãn hiệu Hà Nội. Mỗi chai năm hào. Ngư dân làng tôi cả đời chưa biết bia
là gì, cũng mua uống thử. Ai uống vào cũng liền nhổ ra và kêu: “Oa chà...
Như nước đái bò!”. Cửa hàng Hợp tác xã mua bán phải chở lên huyện trả
lại cho mậu dịch huyện.
Hàng hóa, thứ cần mua, Hợp tác xã mua bán lại không có, còn thứ
không cần nhiều, thứ lặt vặt đếm không hết. Thằng cháu nội thân của tôi là
Q. (đã mất) nhiều năm làm kế toán trưởng của cái Hợp tác xã mua bán ấy.
Nó không xơ múi được gì nhiều về kinh tế, bù lại nó được tham ô “bóng
tối”. Vì ban đêm người bán hàng phải ngủ lại để canh hàng, nó ngủ với nữ
nhân viên này sang nữ nhân viên khác..., đẻ ra tới vài đứa con rơi.
Những năm 1979 – 1986, chế độ bao cấp lên đến cực điểm. Cả nước
đói kém. Kho Nhà nước trống rỗng. Không đủ lương thực để cung cấp nên
chế độ sổ gạo của ngư dân bị cắt. Thế là làng tôi lại lâm vào cảnh đói kém,
phải chạy ăn từng bữa... Chẳng biết làm gì để ra đồng tiền chi tiêu hàng
ngày. Người dân quê tôi bảo: “Ở biển, cứ ướt dái là có cái ăn”. Đi dọc bờ
sóng một vòng cũng kiếm được con gì đó ăn được. Nhưng rồi tới lúc nhúng
ướt toàn thân cũng chẳng kiếm được gì. Mùa xuân, mùa hạ còn ra biển