SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 23

kiếm ít tôm cá. Mùa thu, mùa đông biển động, phải ngồi ở nhà, hết nhìn ra
biển lại nhìn mặt nhau.

Chiếc xe đạp của anh Chóc

Ở làng Thượng Luật của tôi thời bao cấp có nhiều chuyện vui lắm. Vui

nhất là chuyện anh Chóc tập xe đạp.

Anh Chóc là chủ tịch xã, lấy chị Hổ, con bác ruột tôi. Chủ tịch xã Ngư

Thủy mỗi lần đi họp ở Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy phải mang xắc-cốt
đi bộ 20 cây số vượt hai động cát cao lên Thượng Phong. Phải dậy từ hai
giờ sáng, đi bộ đến 7 giờ mới kịp vào họp. Họp xong, lại lóc cóc đi bộ về
20 cây số nữa. Cực lắm. Thương cán bộ, thương nghiệp huyện ưu tiên cấp
cho anh Chóc chiếc xe đạp Thống Nhất.

Thời ấy, chiếc xe đạp Thống Nhất là cả một gia tài. Anh Ngô Văn

Ngoãn là anh con cô con cậu với tôi. Năm nay (2016), anh 82 tuổi. Hồi
năm 1967, anh là cán bộ thủy sản ở Hải Phòng. Anh cũng được cấp một
chiếc xe đạp Thống Nhất với giá 190 đồng (lương công chức cán sự 3 là 64
đồng, tốt nghiệp trung cấp ra trường, được biên chế chính thức là 56 đồng
một tháng). Nghĩa là giá xe đạp cao gấp ba lần tháng lương cán sự 3. Chiếc
xe đạp được cấp chỉ có khung, lốp, xích, líp, phanh, bàn đạp. Không có
phóc-pa-ga, gác-đờ-bu, chắn xích. Muốn có phải thêm vài ba chục đồng
nữa, cửa hàng sẽ lắp thêm hoàn thiện cho. Như vậy giá chiếc xe đạp Thống
Nhất lên tới 220 đồng. Anh Ngoãn được đi du học ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên, anh bán lại cho người khác chiếc xe được 800 đồng.
Chừng ấy tiền có thể dựng được cái nhà rường cột gỗ ba gian hai chái lợp
ngói ở làng tôi. Đúng là một gia tài!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.