cấp phải đăng ký biển số như ô tô, không đăng ký sẽ không được lưu hành.
Vì chưa bao giờ đi xe, anh Chóc đi đâu cũng phải dắt xe theo. Mà dắt cũng
khó vì ống chân hay bị bàn đạp đập vào đau điếng. Biển số xe đạp thời bao
cấp 15cm x 7cm, số chữ ký hiệu địa phương, ví dụ Quảng Bình thì in QB,
rồi số thứ tự xe. Người ta thường gắn biển đăng ký ở dằng ngang khung xe
nam hoặc sau yên ngồi xe đạp nữ.
Thời bao cấp, không riêng gì xe đạp, cả máy chữ, máy thu thanh (gọi
là đài) đều phải đăng ký và được cấp giấy phép mới được sử dụng. Những
thứ đó ai không đăng ký sẽ bị tịch thu, dễ bị quy là phản động. Thời kỳ đầu
bao cấp (từ 1954 – 1960), người dân không có máy đánh chữ, tất cả máy
chữ thu được thời Pháp đều được sung công, đưa vào sử dụng ở các cơ
quan Nhà nước. Ngay cấp xã cũng không có máy chữ, chỉ có các phòng
ban huyện trở lên mới có loại máy chữ quý hiếm này. Vì thế, tất cả các văn
bản đánh máy bằng giấy pơ-luya đều được coi là của chính quyền, không
cần biết có dấu đỏ hay không.
Thời bao cấp, cả máy chữ, máy thu thanh (gọi là đài) đều phải đăng ký và
được cấp giấy phép mới được sử dụng
Đăng ký xe, gắn biển số xong, anh Chóc phải dắt xe 20 cây số từ Mũi
Viết qua đường Quốc lộ 1A, đến Thanh Thủy, rồi Hưng Thủy, mới vượt