Một quán bia hơi phục dựng quán bia mậu dịch thời bao cấp nhưng không
giống. Quán bia thời bao cấp nhếch nhác, bẩn và luôn đông nghịt người
chen lấn. Kiếm được cốc bia mậu dịch toát mồ hôi hột.
Để có đủ hàng cung cấp cho các loại phiếu A1, A, Ban Tài chính quản
trị Trung ương còn thành lập những trại sản xuất thực phẩm siêu sạch cung
cấp cho Cửa hàng Tôn Đản theo kiểu tự cung tự cấp. Đó là một cách làm
hay, khỏi gây tai tiếng trong nhân dân.
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận bán hời lắm nghe
Một đặc trưng nữa của Hà Nội thời bao cấp sau năm 1975 là phong
trào buôn hàng từ các nước Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc về, đem ra chợ
trời bán kiếm lời. Đói đầu gối phải bò. Thời đó đi ra nước ngoài khó lắm.
Chỉ có dân Hà Nội làm quan trong các ngành ngoại giao, các vụ đối ngoại
của các bộ, hay những người đi theo các “sếp”, mới được ra nước ngoài.
Người dân thì đừng mơ tưởng đến. Nhà văn Lê Văn Thảo kể lúc khai lý
lịch, tới mục “Đã đi nước ngoài lần nào chưa?”, anh đã ghi: “Dễ gì!”.
Thời đó thủy thủ tàu viễn dương, sinh viên du học có lý lịch ba đời
cách mạng, cán bộ sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, người được đi xuất
ngoại theo chế độ họp hành, hội thảo... đi việc nước thì ít mà buôn lậu thì
nhiều. Thậm chí thời ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư Đảng với