279
Năng lượng của sự bố thí
những khi bạn có một ý nghĩ bố thí khởi lên và rồi bạn
ngăn lại. Bạn hãy cảm nhận cái cảm xúc chống cự ấy.
Thử đặt tên cho nó xem. Nhỏ hẹp? Cứng nhắc? Sợ hãi?
Bạn hãy quán chiếu cho thật sâu sắc.
Kế tiếp, bạn hãy
quán
sát tác ý muốn bố thí. Nó có
mang tính chất nhường nhịn, buông bỏ, và chia sẻ?
Bạn thử diễn tả cái tác ý rộng lượng, quảng đại ấy, nó
như thế nào? Bạn có cảm thấy mình không còn bị ràng
buộc, ý thức rằng hạnh phúc không nằm ở sự nắm bắt
và tích trữ?
Nếu có thể được, và không hại gì đến ai, bạn hãy
buông bỏ sự chống cự của mình và đem cho vật mình
đang nghĩ. Mặc dù có thể sẽ có những cảm xúc lẫn lộn,
nhưng bạn hãy chú ý đến mọi khía cạnh của hành động
bố thí, và tiến hành việc ban cho. Quán sát tâm mình.
Đặc biệt hãy theo dõi chuỗi cảm xúc, bắt đầu từ giây
phút thật sự buông bỏ và ý thức rộng lượng ấy.
Bạn nên nhớ rằng, giá trị của món quà không quan
trọng, chính hành động bố thí xác định được sự nối liền
giữa ta và người khác. Nếu như ta chọn bố thí làm con
đường tu tập của mình, tâm thức ấy
sẽ
mỗi ngày
càng
thêm tăng trưởng. Bố thí bao giờ cũng là một phương
pháp tu tập tâm linh vô cùng quan trọng.