Sống với tâm từ
302
tấn người khác như vậy phải
sống trong
một tâm trạng
rất đen tối.
Đức Đạt-lai Lạt-ma nói thêm, ngay cả những người
Tây Tạng nào không thể ban rải tâm từ đến cho kẻ tra
tấn mình, họ vẫn ý thức được luật nghiệp quả. Nhờ
vậy, họ vẫn có niềm tin trước những gì đang xảy ra. Đối
với họ, những sự tra tấn này không phải là những tai
họa tự nhiên xảy đến. Và họ cũng không hề tự ti mặc
cảm
:
“Tôi đáng phải lãnh chịu việc này.” Thay vì vậy,
họ tin rằng tất cả mọi sự đều có một ý nghĩa, một trật
tự, một kinh nghiệm mạch lạc, cho dù nó có ghê gớm
đến đâu. Đó là lý do đức Đạt-lai Lạt-ma tin rằng người
dân của ông không hề bị ảnh hưởng của những
trạng
thái
tâm
lý tiêu cực
về sau.
Luật nghiệp quả không phải là để ta tự trách mình.
Và nó cũng không có nghĩa là ta đổ lỗi cho các nạn
nhân
:
“Đó là nghiệp của các anh thì các anh phải lãnh
chịu. Ai bảo các anh làm những việc ác, giờ đây các anh
phải
gánh
chịu.” Hiểu được luật nghiệp quả cho thấu
đáo, ta sẽ không phê phán và cũng không trách móc
một ai. Nghiệp quả không chia cách bất cứ ai, ngược
lại, nó nối liền tất cả chúng ta lại với nhau.