Vô lý thật!
Lại im lặng. Tôi biết, câu chuyện Thắng kể mà tôi ghi lại đã tác động sâu
xa đến mọi người. Chắc họ đang mỗi người theo đuổi những ý nghĩ rất
riêng tư và cũng rất chung nhau của mình về cái hiện thực trần trụi đó.
Cuối cùng Tịnh, anh chàng sửa xe máy lên tiếng, giọng nói vẫn òn ào, bỗ
bã:
- Thôi! Bỏ tất cả cái vẻ mặt đưa đám ấy đi! Buồn gì? Và bạc bẽo cái nỗi gì?
Các chú có thấy thằng Thắng nó muốn gì không? Nó ao ước gặp được
người đàn bà tỉnh ủy ấy. Bây giờ nó chết rồi, những thằng còn sống phải có
trách nhiệm đáp ứng được nguyện vọng của nó. Tao thấy thế này, trong
năm nay nếu thằng nào xin nghỉ phép được, thằng nào tạo điều kiện được,
ta mở một cuộc hành trình trở về nguồn, chia nhau ra mà đi tìm, nhân tiện
thăm thú lại chiến trường xưa. Tao rỗi rãi hơn, thời gian là của tao, tao đăng
ký đầu. Đường xá xa xôi tất nhiên là tốn kém, thằng nào thiếu tiền, tao cho
vay, có thì trả, không có thì thôi. Được chưa? Thằng nào nữa? Làm tới đi!
Đừng ngồi đây mà lý sự như ông già ấy nữa. Thằng Thắng nó không khoái
vậy đâu.
Sáng kiến của Tịnh ném ra như một trái tạc đạn làm cả bọn ngẩn ngơ mất
một lúc rồi cuối cùng đều thấy đúng. Nhân tiện có chuyến xe riêng của cậu
giám đốc sắp trở vào Sài Gòn công tác, cậu ta yêu cầu kết hợp chở tất cả đi
luôn.
Thế là ba tháng sau, vào một ngày đẹp trời, cả bọn bốn thằng lính cựu
chúng tôi, sau khi vơ vét mỗi thằng được ít tiền đã kéo nhau lên đường vào
phương nam tìm lại kỷ niệm.
Chuyến đi này kéo dài mất gần một tháng, vừa buồn vừa vui, có rất nhiều
chuyện để nói, nếu kể hết ra, chắc cũng phải mất từng ấy giấy nữa. Tôi lại
xin làm động tác thu gọn lại ở những ý chính, có tính chất thông báo.
Chị Hai Thanh vẫn còn sống và vẫn chưa lấy ai.
Năm nay chị đã bước vào tuổi bốn lăm rồi. Nếu có một ai đó đi qua ngôi
nhà cũ gần bờ suối của chị, người đó sẽ nhìn thấy một người đàn bà ốm
yếu, có mái tóc dài, vẻ mặt xanh xao ngồi tỉa rau ở ngoài vườn. Khi bạn
hỏi, người đó ngẩng lên thì bạn sẽ thấy một đôi mắt trũng sâu nhìn bạn. Cái