đổi dạ tập thể của nhiều sĩ quan, tất cả đều muốn cứu nước Đức khỏi con
đường diệt vong của Hitler. Ông tự coi mình là lãnh đạo đương nhiên của
họ.
Đầu tháng 9, Melnikov cử Seydlitz, Korfes và Lattmann trở lại Voikovo
để lôi kéo các tướng Stalingrad khác. Họ đến lúc đêm khuya thành thử các
tướng vẫn mặc đồ ngủ từ các phòng kéo ra xem có chuyện gì mà ồn ào thế.
Nhưng khi Seydlitz cất giọng thống thiết nói rằng đây là ngày của “một
Tauroggen mới” thì Tướng Strecker giận dữ quay đi. Rồi hôm sau, khi
Seydlitz và Lattmann hối thúc họ tham gia ký vào lời kêu gọi nổi dậy chống
lại chế độ Hitler thì Strecker, Sixt von Arnim, Carl Rodenburg và Pfeffer đã
lên tiếng buộc tội họ phản bội. Tuy vậy, Seydlitz và các cộng sự cũng có
được các tướng Edler von Daniels, Drebber và Schlomer.
Sẵn oán ghét Hitler và tin rằng cần phải tham gia vào trào lưu lịch sử để
cứu nước Đức, Seydlitz đã không nhận thấy những mối nguy hiểm. Họ nhảy
sang phe chống Quốc xã quá muộn thành ra phe Đồng Minh sẽ không nghe
họ hay để họ có tiếng nói đối với vận mệnh của đất nước. Trong khi đó,
những người đứng ra tổ chức họ (dường như ông còn không biết rằng
Melnikov là người của NKVD) chẳng qua chỉ khai thác họ vì những lợi ích
của Liên Xô.
Các tài liệu Soviet cho thấy rằng vào ngày 17 tháng 9 năm 1943, Seydlitz
với tư cách là Chủ tịch Liên minh các sĩ quan Đức đã trình cho Tướng
Melnikov một kế hoạch, trong đó để xuất xây dựng một quân đoàn với
30.000 người từ số tù binh bị bắt tại Stalingrad. “Theo ý Seydlitz”,
Melnikov báo cáo lại cho Beria, “quân đoàn này sẽ là cơ sở cho chính quyền
mới sau khi Hitler bị lật đổ”.
“Seydlitz”, Melnikov viết thêm, “tự coi mình là ứng viên cho chức tư lệnh
các lực lượng vũ trang của nước Đức Tự do trong tương lai”. Ông còn hứa
soạn một kế hoạch cho chiến dịch tuyên truyền trên báo đài, “đưa người vào
hậu phương của Đức để lôi kéo chỉ huy các đơn vị bên trong về phe ta và tổ
chức hành động chung chống chế độ Hitler”. Seydiitz sẽ gửi tin nhắn “cho