việc. Đồng nghiệp của ông áy náy với ý nghĩ vì họ chẩn đoán sai mà ông
không qua khỏi. Họ cho ông uống sulphonamides và số penicillin cuối cùng
họ có. Hai trợ lý phát thuốc người Nga cũng đưa ra nốt số penicillin cuối
cùng vốn đã được cấp cho các bệnh nhân Nga, nhưng ông vẫn chết.
* * *
Lối mòn ra nghĩa trang bệnh viện có những cây thông thấp và các khóm
bách hai bên. Phía sau là rừng. Các bác sĩ Nga tỏ lòng kính trọng nên chỉ
huy trại đã cho phép các đồng nghiệp của Speiler tổ chức tang lễ cho ông ở
nghĩa địa trong rừng theo ý nguyện của họ. Speiler đã trở lại Công giáo
trong những ngày cuối đời. Các bác sĩ Nga bất chấp phản ứng của Chính ủy,
tham dự cả một lễ cầu nguyện do một vị linh mục cao ngòng chủ trì. Đối với
những người sống sót của Tập đoàn quân số 6 có mặt hôm đó, “buổi lễ
không chỉ cho một người chết nằm đây mà cho cả những người nằm rải rác
ngoài kia, cho cả những người xa xuống phía nam, trong Stalingrad và trên
thảo nguyên giữa sông Đông và sông Volga, và cho những ai không có lời
Thiên Chúa tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng”.
Kể từ năm 1945, có khoảng 3.000 tù binh Stalingrad được thả, từng người
hay từng nhóm và được phép về nhà, thường là vì họ bị coi là mất khả năng
lao động. Vào năm 1955, vẫn còn 9.626 tù binh Đức, hay là “tội phạm chiến
tranh được phóng thích” như Khruschev gọi họ, trong đó có khoảng 2.000
người sống sót từ Stalingrad. Những tù binh này được trả tự do sau chuyến
thăm của Thủ tướng Konrad Adenauer đến Moskva vào tháng 9 năm 1955.
Trong số này có các tướng Strecker, Seydlitz, Schmidt và Rodenburg, cả
Trung úy Gottfried von Bismarck, người gần 13 năm trước đã bay vào
Kessel trả phép sau bữa tối với Thống chế Manstein. Chỉ nguyên việc còn
sống, anh viết, “là đã đủ lý do để cảm ơn số phận được rồi”.
Seydlitz, khi hành trình của họ kết thúc ở Freidland bei Gottinggen, đã
biết rằng ông phải đối mặt với một tương lai u ám trong bối cảnh Chiến
tranh Lạnh. Vào tháng 4 năm 1944, ông đã bị buộc tội vắng mặt là phản