STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 83

Đầu xuân năm 1942, các sư đoàn sẽ phải táng mạng tại Stalingrad chẳng

mấy quan tâm đến những chuyện đồn đại về nhân sự. Một quan tâm hàng
đầu của họ là bổ sung quân và vũ khí trang bị. Quân đội Đức nổi tiếng về
tính kiên cường chuyên nghiệp (nhưng lại ít ai nhắc đến khả năng tự hồi
phục của nó) đến mức các ký ức về mùa đông khủng khiếp hầu như đã phai
mờ ngay khi mùa xuân và các trang thiết bị mới được đưa đến. “Tinh thần
lại lên ngay”, một chỉ huy nhớ lại, đại đội anh ta cuối cùng đã được biên chế
đủ 18 xe tăng. “Tình trạng chúng tôi rất tốt”. Họ cũng không lăn tăn nhiều
về chuyện mẫu mã xe tăng Mark III nòng dài chỉ là pháo 50 mm, đạn nó
không ngăn nổi xe tăng Soviet.

Tuy không có thông báo gì trong các sư đoàn nhưng ai cũng biết một trận

đánh lớn sắp nổ ra. Vào tháng 3, Tướng Pfeffer, chỉ huy Sư đoàn bộ binh số
297 đã nói nửa đùa nửa thật với một đại úy được cử sang Pháp dự khóa huấn
luyện tiểu đoàn trưởng rằng: “Cứ vui vẻ vì được xả hơi một tí. Chiến tranh
còn đủ dài và đủ ác liệt để cậu còn kịp nếm mùi”.

Ngày 28 tháng 3, Tướng Halder đi xe đến Rastenburg để trình bày các kế

hoạch mà Fuhrer yêu cầu, kế hoạch đánh chiếm Kavkaz và miền nam nước
Nga cho đến sông Volga. Ông đâu có ngờ ở Moskva, Stavka cũng đang
nghiên cứu kế hoạch mở lại cuộc tấn công Kharkov của Timoshenko.

Ngày 5 tháng 4, đại bản doanh của Fuhrer ban bố các mệnh lệnh mở

chiến dịch đem lại “thắng lợi cuối cùng ở phía đông”. Trong khi Cụm Tập
đoàn quân Bắc với Chiến dịch Ánh sáng phương Bắc

[35]

dự kiến đánh chiếm

dứt điểm Leningrad và nối thông với Phần Lan thì hướng tấn công chính -
Chiến dịch Siegfried, sau đó đổi thành Chiến dịch Blau

[36]

- sẽ được tiến

hành ở miền nam nước Nga.

Hitler vẫn tin vào “sự vượt trội về chất so với quân Soviet” của

Wehrmacht và thấy không việc gì phải cần đến dự bị. Cứ như thể cách chức
xong các tư lệnh là mọi thất bại cũng đi theo luôn vậy. Thống chế Bock,
người được tái bổ nhiệm nhanh nhất, lo rằng chắc gì họ đã đủ sức chiếm nổi
các giếng dầu Kavkaz, nói gì đến giữ. Ông sợ rằng Liên Xô chưa cạn kiệt
các nguồn dự trữ như đại bản doanh của Fuhrer cứ tin chắc. “Quan ngại lớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.