4 • Thiền sư Ajahn Chah
tượng có điều kiện (mọi pháp hữu vi). Phật dạy chúng ta
quán sát và quán xét những chuyển động đó của tâm.
Điều này giống như giáo lý về sự khởi sinh tùy thuộc,
tức chuỗi nhân-duyên (paticca-samuppāda): sự trong đó, hiểu
biết ngu mờ (vô minh, avijjā) là nhân duyên làm khởi sinh
những ý hành tạo tác tạo nghiệp (hành, sankhāra); cái này lại
là nhân duyên làm khởi sinh phần thức của một chúng sinh
(thức, viññāna); rồi thức này là nhân duyên làm khởi sinh
phần tâm trí và vật chất của chúng sinh đó (danh-sắc, nāma-
rūpa), và vân vân..., như chúng ta đã học trong kinh điển.
Phật đã phân chia thành từng mỗi mắc xích của cái vòng
nhân-duyên để chúng ta dễ học hiểu. Đây là cách mô tả
chính xác về thực tại, nhưng khi cái tiến trình này diễn ra
trong sự sống thực, các học giả hàn lâm không còn theo kịp
với những gì đang diễn ra. Giống như khi ta bị té xuống từ
ngọn cây. Chúng ta đâu còn biết có bao nhiêu nhánh cây
chúng ta đã qua trên đường té xuống đất, vì té quá nhanh.
Tương tự vậy, khi tâm bất ngờ bị chạm bởi một nhận thức
của tâm (tưởng, tâm tưởng), nếu nó thấy thích thì nó bay
bổng trong một trạng thái tốt. Nó chỉ coi đó là tốt nhưng nó
không hề biết đến một chuỗi những điều kiện tác động đã
xảy ra và gây ra nhận thức đó. Tiến trình nhân duyên đó
diễn ra theo đúng như đã được mô tả lý thuyết trong kinh
sách, nhưng nó hoàn toàn vượt qua những giới hạn của lý
thuyết đó.
Chẳng có gì để có thể chỉ ra: ''Đây là vô minh, Đây là
cách hành tạo tác, và Đây là phần thức''. Tiến trình không
cho các học giả một cơ hội nào để đọc ra thứ tự những phần
hay mắc xích đang diễn ra. Mặc dù Phật đã phân tách và giải
thích trình tự diễn tiến của những khoảng-khắc tâm (sát-na)
theo từng chi tiết vi nhỏ nhất, nhưng đối với tôi tiến trình đó
xảy ra chẳng khác nào như cú té cây. Sau khi nghe cái bịch,