Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 5
làm gì ta có thể biết mình đã rớt bao nhiêu thước bao nhiêu
tấc từ ngọn cây. Cái chúng ta biết khi té xuống đất là cái bịch
và đau!. Chỉ vậy thôi.
Tâm cũng như vậy. Khi nó té ngã vì thứ gì, ta chỉ ý
thức biết được đó là khổ đau. Những sự khổ, đau, buồn, rầu,
sầu, não và tuyệt vọng có từ đâu? Nó không đến từ lý thuyết
trong kinh sách. Chúng ta chẳng bắt kịp chỗ nào và viết ra
những chỗ đã tạo ra sự khổ đau. Sự khổ đau của chúng ta
không xảy ra tương ứng chính xác theo lý thuyết, nhưng tiến
trình thực xảy ra và trình tự trong lý thuyết chỉ giống như
hai kẻ đồng hành trên một con đường mà thôi. Vì vậy, sự học
thuật học giả là không thể nào theo kịp với thực tại. Vì lý do
này nên Phật đã dạy chúng ta phải tự mình tu dưỡng sự hiểu
biết rõ ràng. Bất cứ sự gì khởi sinh, nó khởi sinh xảy ra trong
sự biết này. Rồi cái (người-) biết đó khi biết thì biết theo
đúng lẽ với sự thật, và như vậy thì cái tâm và những yếu tố
liên hợp với nó (tức tâm sở) không phải là cái ‘của ta’. Do
vậy, cuối cùng thì tất cả những hiện tượng đó sẽ bị dẹp bỏ và
bỏ đi như rác rưởi vô giá trị. Chúng ta không cần phải dính
líu theo chúng, không cần phải coi chúng là ‘cái gì’. Buông
bỏ, dẹp bỏ qua một bên.
Lý Thuyết và Thực Tại
Đức Phật không dạy về cái tâm và những yếu tố liên
hợp của tâm [tâm và tâm sở], do vậy chỉ có chúng ta bị dính
vào những khái niệm đó. Ý dạy duy nhất của Phật là muốn
chúng ta nhận biết chúng là vô thường, khổ, và vô ngã. Rồi
buông bỏ chúng. Dẹp chúng qua một bên. Chỉ cần ý thức biết
chúng khi chúng đang khởi sinh. Cái tâm này vốn đã bị tác
dộng điều kiện, vốn đã thành hữu vi rồi. Nó đã bị dẫn dắt và
tác động nên đã bị lạc lối và bị mất thắng (mất tự chủ) khỏi
trạng thái tỉnh giác tinh khiết. Ngay khi nó trượt thắng, nó
tạo ra những hiện tượng có điều kiện (hữu vi) lại tiếp tục tác