6 • Thiền sư Ajahn Chah
động lên cái tâm, và sự phóng tâm cứ vậy mà diễn ra liên
tục. Chính tiến trình nhân duyên này liên tục khởi sinh ra
những thứ tốt, xấu, thiện, ác và mọi sự khác như chúng ta đã
thấy. Phật dạy chúng ta phải giục bỏ tất cả, tức dẹp bỏ cái
tiến trình đó. Tuy nhiên, lúc đầu chúng ta phải làm quen với
lý thuyết để sau này chúng ta có khả năng giục bỏ nó ở giai
đoạn sau. Đây là một tiến trình tự nhiên. Tâm chỉ đơn giản
đang diễn ra theo đường lối tự nhiên đó. Những yếu tố tâm
lý (tâm sở) cũng đang diễn ra theo cách tự nhiên đó.
Lấy ví dụ về Con đường Tám phần (Bát Thánh Đạo).
Khi trí tuệ (paññā) nhìn thấy mọi thứ mọi sự một cách đúng
đắn bằng sự minh sát, cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) này sẽ
dẫn đến ý hành đúng đắn (chánh tư duy), lời nói đúng đắn
(chánh ngữ), hành động đúng đắn (chánh nghiệp), và chánh
vân vân. Tất cả những điều này liên quan đến những điều
kiện tâm lý khởi sinh từ một sự tỉnh giác hiểu biết tinh khiết.
Sự hiểu biết này giống như cái đèn lồng treo bên lối đi trong
đêm tối. Nếu cái đèn treo đúng, nếu sự hiểu biết là đúng
đắn, thì nó sẽ tỏa sáng và chiếu sáng từng bậc từng bước chỗ
lối đi.
Bất cứ thứ gì ta trải nghiệm, nó đều khởi sinh từ bên
trong sự biết này. Nếu tâm không có thì sự biết này cũng
không có. Tất cả mọi sự ở đây chỉ là những hiện tượng của
tâm. Như Phật đã nói, tâm chỉ là tâm. Nó không phải là một
‘con người’, một cái ‘ta’, là ‘mình’ hay là bản ‘ngã’ của mình;
chẳng là một ‘ai’ cả. Chẳng là cái ‘người’ này hay ‘người’ nọ
nào cả. Giáo Pháp chỉ là Giáo Pháp. Nó là tự nhiên, là tiến
trình vô chủ thể, là vô ngã. Nó không phụ thuộc vào ‘ta’,
‘chúng ta’ hay vào ‘ai’ cả. Nó chẳng là ‘cái gì’ cả. Bất cứ thứ
gì một người trải nghiệm thì đó chỉ là một trong năm uẩn
(khandha): thân (sắc), cảm giác (thọ), nhận thức (tưởng), ý
nghĩ (hành) và tâm thức (thức). Đức Phật dạy phải buông bỏ