- Tôi có người thù nên đi khắp chư hầu. Đến nước Tề trộm nghe túc hạ
nghĩa khí rất cao, cho nên dâng một trăm dật vàng muốn dùng làm tiền chi
dùng qua loa cho bà cụ, để được cùng vui chơi với túc hạ, chứ nào có dám
mong mỏi gì...
Nhiếp Chính nói:
- Tôi sở dĩ chịu khuất thân lẩn lút ở nơi chợ búa làm nghề hàng thịt, chỉ là
muốn nuôi mẹ già. Mẹ tôi còn sống.Chính này không dám lấy thân giao
cho ai.
Nghiêm Trọng Tử cố hết sức van nài, rốt cuộc Nhiếp Chính vẫn không chịu
nhận. Nhưng Nghiêm Trọng Tử vẫn làm đủ nghi lễ khách đối với chủ rồi ra
đi.
Được một thời gian lâu, mẹ Nhiếp Chính chết. Sau khi đã chôn cất xong,
hết tang ba năm, Nhiếp Chính nói:
-Than ôi! Chính này người ở nơi chợ búa, múa dao làm nghề hàng thịt, thế
mà Nghiêm Trọng Tử là bậc khanh tướng của chư hầu, lại không ngại
đường xa nghìn dặm, hạ cố đến kết giao. Ta đãi ông như thế, quả là đạm
bạc. Ta chưa có công gì lớn đáng được tôn kính như thế, nhưng Nghiêm
Trọng Tử lại dâng trăm lạng vàng để làm lễ chúc thọ mẹ ta.Ta tuy không
nhận nhưng riêng điều đó cũng đủ chứng tỏ ông đánh giá Chính cao như
thế nào. Người hiền vì muốn báo thù, đến chơi thân với một kẻ khốn cùng
xa lạ, Chính này lẽ nào lại im lặng mãi hay sao? Vả chăng, ngày trước ông
ta cố nài Chính, Chính còn lấy cớ mẹ già; nay mẹ già đã trọn tuổi trời,
Chính này sẽ hy sinh vì người tri kỷ.
Nhiếp Chính bèn đi sang hướng Tây đến Bộc Dương ra mắt Nghiêm Trọng
Tử nói:
- Ngày trước sở dĩ tôi không dám nhận lời Trọng Tử,chỉ vì mẹ tôi còn sống:
nay không may mẹ tôi đã hưởng trọn tuổi trời, vậy người Trọng Tử muốn
báo thù là ai? Xin cho tôi đi làm việc đó!
Nghiêm Trọng Tử bên kể rõ đầu đuôi:
- Kẻ thù của tôi là Hiệp Lũy làm tướng quốc nước Hàn.Hiệp Lũy lại là chú
của vua Hàn, họ hàng đông và thịnh, nơi ở canh phòng rất nghiêm mật. Tôi
muốn sai người đi ám sát nhiều lần, nhưng không ai làm được. Nay túc hạ